Bà bầu đi ngoài ra máu một vài lần trong giai đoạn thai kỳ thì không có gì đáng lo ngại, nhiều người vẫn gọi tình trạng này là ‘hội chứng mang thai’ do sự thay đổi nội tiết tố. Song nếu kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác thì bà bầu đi ngoài ra máu coi chừng táo bón và bệnh trĩ đấy!
Không ít phụ nữ khi mang thai bị đi ngoài ra máu. Đây có thể coi là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chúng xuất hiện vài lần rồi tự khỏi, bởi căn nguyên có thể do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nhưng nguyên nhân cũng có thể do táo bón, cùng một số bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng khác như: Polyp trực tràng và đại tràng; nứt kẽ hậu môn; viêm loét đại trực tràng chảy máu nhưng thường gặp nhất là bệnh trĩ.
Đi ngoài ra máu khi mang thai cẩn trọng táo bón, bệnh trĩ

-
Đi ngoài ra máu khi mang thai là do táo bón:
Bước vào giai đoạn thai kỳ, sự cường hormone progesterone có thể khiến nhu động ruột giảm mạnh; cùng với đó chế độ dinh dưỡng mất cân bằng khi thừa protein nhưng lại thiếu hụt chất xơ, thói quen uống ít nước và việc bổ sung viên sắt khi mang thai đề phòng thiếu máu,… thì nguy cơ bị táo bón là rất cao.
Khi bị táo bón, phân khô cứng và bà bầu phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài – điều này khiến niêm mạc hậu môn trực tràng bị cọ xát trầy xước và chảy máu. Do đó, nếu đi ngoài ra máu tươi xuất hiện đi kèm với chứng đại tiện khó thì chắc chắn các mẹ bị táo bón rồi. Nếu không chú ý khắc phục, hệ quả các mẹ phải gánh chịu là bị nứt kẽ hậu môn hay đáng lo nhất là bị bệnh trĩ khi mang thai.
-
Coi chừng bị bệnh trĩ khi mang thai nếu đại tiện ra máu:
Bệnh trĩ xuất hiện do sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, song với phụ nữ mang thai thì căn nguyên được xác định do táo bón kéo dài, ít vận động, áp lực thai nhi khiến lượng máu ở vùng chậu kém lưu thông,… Ở những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ bị bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại là rất cao và chúng nhanh chóng tiến triển thành mức độ nặng hơn.
Ngoài chứng đại tiện ra máu tươi (máu có thể dính ở phân, ở giấy vệ sinh, thậm chí chảy thành giọt hay phun thành tia) thì mẹ bầu còn thấy đau rát hậu môn, cảm giác cộm vướng và hậu môn ẩm ướt,…
➙ Nếu không muốn bị táo bón khi mang thai thì tốt nhất mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa. Đừng bỏ qua bài viết: Cách phòng ngừa táo bón khi mang thai đơn giản – chúng thật sự hữu ích đấy!
Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?
Ở người bình thường, triệu chứng đi ngoài ra máu đáng lo 1 thì với mẹ bầu mức độ nguy hiểm là 10. Bởi lẽ, chứng đi cầu ra máu kéo dài không can thiệp giải quyết sẽ khiến bà bầu bị thiếu máu trầm trọng. Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… khiến sức khỏe của mẹ và bé bị giảm sút. Đồng thời, nguy cơ sẩy thai hoặc trẻ sinh ra bị còi cọc, suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất lẫn trí tuệ,… là hậu quả có thể gặp phải.
Ngoài ra, công tác vệ sinh khi gặp phải tình trạng này không được thực hiện tốt có thể khiến hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, hoại tử,… vô cùng nguy hại.
Đi ngoài ra máu ở phụ nữ mang thai phải làm sao?
Nói như vậy, song các mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi nếu chú ý khắc phục sớm thì sẽ rất dễ dàng. Nếu thấy đại tiện ra máu, các mẹ cần bình tĩnh xử trí như sau:
- Xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày, điều chỉnh sao cho phù hợp. Thực đơn hàng ngày nên cân bằng, đặc biệt bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu chất xơ và có tính nhuận tràng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả hơn.
- Uống nhiều nước hơn, nên từ 2-2,5l nước.
- Hình thành thói quen đại tiện hàng ngày, vào khung giờ cố định và tránh nhịn đại tiện, đại tiện quá lâu. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu.
- Tăng cường vận động, thực hiện các bài tập phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu và kích thích nhu động ruột.
- Bổ sung viên sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng.
- Không nên ngồi xổm, bưng vác vật nặng,…

Nếu đã thực hiện các cách trên, nhưng hiện tượng đi ngoài ra máu khi mang thai không được giải quyết thì các mẹ nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc nào bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
➙ Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ khám đi ngoài ra máu ở đâu chất lượng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!