Bất ngờ với cách chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng chỉ cần thực hiện kiên trì trong khoảng 1 tháng là khỏi bệnh. Chia sẻ đến độc giả cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh lý hậu môn này đơn giản, an toàn theo như kinh nghiệm dân gian tương truyền.
Khác với trước kia, ngày nay việc chữa bệnh luôn nhờ cậy đến Tây y. Tuy vậy, nhưng với một số bệnh thì các bài thuốc dân gian vẫn giữ nguyên giá trị. Đối với bệnh trĩ cũng vậy, trước khi dùng thuốc đặt, thuốc uống hay thuốc bôi để chữa trị thì hãy áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian, trong đó có mẹo dùng cây lá bỏng.
Lá bỏng – “thần dược” chữa khỏi bệnh trĩ
Cây lá bỏng mọc hoang, dễ dàng tìm thấy tại các miền quê, nhưng vì dược tính của chúng mà ngày nay rất nhiều nhà mang chúng về trồng với mục đích vừa làm cảnh vừa làm thuốc chữa bệnh.
Cây lá bỏng hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: cây thuốc bỏng, cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn,…; có tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers, thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae). Đặc điểm nhận dạng là: Cây cỏ, cao 40 – 60cm có thân tròn, nhẵn, có đốm tía; lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7; phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép còn hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam thành chùm trên một cán dài ở ngọn thân.

Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc,… Ngoài công dụng đặc trưng là chữa bỏng thì chúng còn được áp dụng nhiều để chữa các bệnh khác như: chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, trị cao huyết áp, ung loét, giảm sốt, chữa đau đầu, giảm ho, điều hòa kinh nguyệt, chữa các bệnh về da,..
Theo Y học hiện đại nghiên cứu: Thành phần lá bỏng có chứa acid malic, isocitric, citric, fumaric, pyruvic, oxalacetic, oxalic và một số acid hữu cơ khác; đặc biệt còn chứa các glucosid flavonoic, các hợp chất phenolic với công dụng kháng khuẩn, được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm như chữa bệnh viêm xoang, viêm ruột, trị bệnh trĩ nội, viêm loét dạ dày,…
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Để điều trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng, theo kinh nghiệm dân gian người bệnh căn cứ vào biểu hiện để áp dụng theo 3 cách sau:
1. Trị chứng đại tiện ra máu:
Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi đem rửa sạch; 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy); tất cả cho vào ấm thêm nước vừa đủ sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
2. Chữa bệnh trĩ:
Lấy 6g lá bỏng, 6g rau sam: Tất cả đem rửa sạch với nước muối rồi đem nhai sống hoặc sắc lấy nước uống.
Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết dùng ngâm rửa hậu môn, kết hợp lấy lá bỏng tươi giã nát rồi đắp vào búi trĩ.
3. Chữa bệnh trĩ nội:
Để chữa bệnh trĩ nội bằng cây lá bỏng, sử dụng lá còn tươi, rửa sạch, nhai nuốt bớt nước và lấy bã đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào để cố định thuốc. Mỗi ngày thực hiện 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá.
Xem thêm:
LƯU Ý KHI DÙNG LÁ BỎNG CHỮA BỆNH TRĨ

- Chọn lá bỏng tươi, không quá già cũng không quá non và nhớ sơ chế sạch sẽ trước khi dùng.
- Trước khi đắp trĩ bằng lá bỏng nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm loãng.
- Thực hiện kiên trì đều đặn kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Tránh rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng; ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ và uống nhiều nước hơn; tránh lao động nặng; tập thói quen đại tiện hàng ngày.
Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể với mức độ bệnh nặng nhẹ, dạng bệnh trĩ, có đáp ứng điều trị hay không,… mà kết quả mang lại là khác nhau. Thông thường, các cách chữa trĩ bằng dân gian chỉ mang lại hiệu quả tốt với các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!