Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể do nhiễm trùng đơn thuần tổ chức da cạnh hậu môn nhưng cũng đôi khi lại là giai đoạn đầu của bệnh rò hậu môn nguy hiểm. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, nhận biết sớm triệu chứng bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng cách là những thông tin cần thiết các bậc phụ huynh cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở tuyến hậu môn do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Mọi độ tuổi đều có thể gặp phải căn bệnh này, song những người có sức đề kháng kém như: Người già, người mới ốm dậy và đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.
Những điều cần biết về bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh, kể cả bệnh áp xe hậu môn. Ngoài nguyên nhân khách quan này thì những căn nguyên sau cũng là “thủ phạm” tác động trực tiếp, tạo điều kiện để bệnh áp xe hậu môn “hỏi thăm” trẻ:
1/ Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
- Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là do bẩm sinh:
Ở một số trẻ, sự nhiễm trùng những xoang tuyến bẩm sinh của hậu môn là nguồn gốc gây bệnh. Lúc này, chúng trở nên tắc nghẽn và gây ứ đọng phân, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn và tạo thành ổ áp xe. Ở vị trí khe hốc hậu môn – trực tràng, ổ áp xe này lan tỏa ra khắp hậu môn tạo thành apxe giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, sau đó vỡ ra và gây rò hậu môn nếu không được can thiệp kịp thời.
- Do viêm ống hậu môn bởi vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu hoặc amip lỵ:
Vốn dĩ da trẻ sơ sinh rất mềm và mỏng nên dễ bị tổn tổn thương khi đại tiện, tiểu tiện, khi bé bị rối loạn tiêu hóa hay mẹ vệ sinh vùng hậu môn cho bé kém,… Từ đó, các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn đường ruột dễ dàng xâm nhập hình thành nên ổ áp xe ở khu vực này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
2/ Cần nhận biết sớm triệu chứng áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Như đã nói, áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể là do nhiễm trùng đơn thuần tổ chức da cạnh hậu môn nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị ngay sẽ tiến triển thành bệnh rò hậu môn nguy hiểm, khó khăn trong việc chữa trị. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ, quan tâm theo dõi những thay đổi bất thường sau và thăm khám kịp thời, bởi chúng được là biểu hiện của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ thường thấy:
- Xuất hiện một khối nhọt gây sưng tấy, đau và có thể chảy mủ. Đặc biệt trẻ đau đớn và quấy khóc nhiều hơn khi ngồi, nằm hoặc đi vệ sinh.

- Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn các vùng da khác.
- Bé đi són phân nhiều lần trong ngày, có thể trên 6 lần.
- Trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ C, kém ăn và có thể nôn ói,…
Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Khác với nhiều bệnh có thể tự chữa trị ở nhà, với bệnh áp xe hậu môn cha mẹ không nên tự ý điều trị cho bé mà cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác mức độ và có phác đồ điều trị phù hợp:
- Với khối áp xe nông:
Trẻ bị áp xe nông như áp xe tuyến bã hoặc nang lông, khi mới mắc bệnh thì chỉ cần thực hiện các thủ thuật chích rạch, tháo mủ và dùng thuốc kháng sinh. Kết hợp dùng thêm dung dịch sát khuẩn để rửa, giúp làm lành miệng vết thương nhanh hơn.
- Với khối áp xe sâu:
Thường được chỉ định mổ cắt đường rò mới khỏi bệnh được. Việc phẫu thuật cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa chất lượng với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và bác sĩ có chuyên môn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Công tác hậu phẫu cũng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc trẻ đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm, làm lành tổn thương nhanh hơn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!