Bệnh nứt kẽ hậu môn với biểu hiện chính là đau đớn và chảy máu khi đại tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Làm sao phòng tránh?
Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Cùng với bệnh trĩ, bệnh áp xe hậu môn, bệnh rò hậu môn, polyp hậu môn,… thì nứt kẽ hậu môn cũng rất hay gặp. Nếu “chẳng may” mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phải gánh chịu không ít khó chịu do bệnh gây ra đối với công việc và sinh hoạt hàng ngày, trở thành “nỗi ám ảnh” mỗi khi vào nhà vệ sinh.
Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?
Bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng các niêm mạc tại hậu môn tổn thương: bị nứt, rách theo chiều dọc; chủ yếu do các sang chấn từ việc đại tiện khó khăn từ bệnh táo bón hay bệnh trĩ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn còn được xác định do:
- Bệnh Crohn.
- Tiền sử phẫu thuật vùng hậu môn.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, đặc biệt uống ít nước và thiếu chất xơ.
- Đứng lâu, ngồi nhiều và ít vận động.
- Thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,…
Làm thế nào để nhận biết triệu chứng nứt kẽ hậu môn?
Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường phải trải qua những khó chịu như: Cảm giác đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài sau đó một thời gian ngắn; chảy máu với lượng nhỏ; có thể chảy dịch; kèm theo đó là ngứa ngáy hậu môn, hoặc tiểu buốt, tiểu rắt,…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nhiều người thường chủ quan với các biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn và đinh ninh rằng bệnh có thể tự khỏi. Song các bác sĩ chuyên khoa khẳng định: Rất ít trường hợp mắc bệnh nứt kẻ hậu môn có thể tự khỏi nếu không được điều trị. Bên cạnh đó, không chú ý chữa trị kịp thời sẽ hình thành lỗ rò hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ, polyp hậu môn; gây nhiễm trùng máu; gây thiếu máu; hoại tử hậu môn,… Do đó, cách tốt nhất là mỗi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Chia sẻ cách phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp việc tiêu hóa thuận lợi và đại tiện dễ dàng, giúp phòng táo bón cũng như nhiều bệnh lý vùng hậu môn trực tràng khác.
- Uống nhiều nước hơn.
- Hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
+ Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Năng tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp kích thích nhu động ruột và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không nên dùng nhiều rượu bia và các chất kích thích khác.
- Đại tiện hàng ngày, không nên nhịn hoặc rặn khi đi ngoài vì rặn sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.
+ Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ:
- Rửa vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện bằng khăn mềm, giấy vệ sinh sạch và không có chất tạo mùi. Đồng thời giữ vùng da này luôn khô ráo.
- Nếu bị nứt kẽ hậu môn, nên ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 – 30 phút, mỗi ngày từ 2 – 3 lần, nhất là sau khi đại tiện. Việc này giúp giảm đau và ngứa,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!