Chị Nguyễn Thị Hằng (49 tuổi, Vị Thanh, Hậu Giang) thắc mắc:
Chào chuyên mục trangtinbenhtri.com, khoảng 5 ngày nay đứa con gái của tôi có phàn nàn là cháu bị đi ngoài phân cứng, vón cục như phân dê, cảm thấy đau rát hậu môn. Tình trạng vẫn tiếp tục tái diễn mà không có dấu hiệu giảm đi. Tôi có tìm hiểu qua về những triệu chứng này thì được biết đây là bệnh táo bón. Không biết bị táo bón có nguy hiểm không? Những tác hại có thể gặp phải là gì? Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này? Chân thành cảm ơn?

Bệnh táo bón có nguy hiểm không?
TRẢ LỜI BẠN ĐỌC:
Trước tiên, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Với thắc mắc bệnh táo bón có nguy hiểm không của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Không riêng gì bệnh táo bón mà bất kỳ bệnh lý nào đều có những nguy hiểm nhất định. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc phần lớn vào loại bệnh và tình trạng bệnh lý. Đối với bệnh táo bón, bình thường đã gây cảm giác sợ đi đại tiện vì những cơn đau nhức ở hậu môn. Nếu táo bón chuyển qua giai đoạn nặng hơn còn gây ra những khó chịu khác, thậm chí là các bệnh liên quan đến đường ruột. Do đó, khi mới bị táo bón nên tìm cách điều trị ngay để tránh những tác hại sau này. Dưới đây là những tác hại thường gặp do táo bón mang lại:
– Một là, rối loạn chức năng vị tràng
Khi bị táo bón, chức năng tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả đi, các chất thải tích tụ lâu trong phần trực tràng sẽ gây nên các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, chán ăn mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
– Hai là, rối loạn chức năng hậu môn – trực tràng
Phân khô cứng tồn đọng trong ống hậu môn lâu ngày làm cho các tổ chức cơ, niêm mạc ở vùng hậu môn – trực tràng bị rối loạn và xung huyết dễ dẫn đến các hiện tượng như đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ hoặc viêm trực tràng.
– Ba là, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khi chất độc trong phân không được đẩy ra ngoài thì các vi khuẩn có hại trong cơ thể sẽ hấp thu những chất độc này và thấm vào máu gây nhiễm trùng máu. Mà chúng ta đã biết, máu được tim bơm đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Khi máu bị nhiễm trùng mà lan khắp người sẽ không tốt một chút nào. Nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh mệt mỏi và hay tỏ thái độ cáu gắt, bực bội, nổi giận vô cớ.
– Bốn là, ảnh hưởng tới não bộ
Táo bón thường gây cảm giác mót, rặn nhưng không thể tống phân ra ngoài được. Nhiều trường hợp thường cố gắng rặn thật mạnh để đẩy phân ra ngoài dẫn đến rối loạn chức năng tuần hoàn não và động mạch vành.
– Năm là, bất tỉnh
Trường hợp này rất hiếm gặp, bệnh nhân có thể bất tỉnh vì bị táo bón lâu ngày gây rối loạn nhịp tim, sốt cao, đầy hơi chướng bụng, mệt mỏi.
– Sáu là, rối loạn chức năng sinh dục
Biến chứng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Táo bón có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục.
– Bảy là, thận bị suy giảm chức năng
Phân khô cứng tồn đọng lâu ngày tại trực tràng đè ép lên bàng quang khiến người bệnh bị bí tiểu, tiểu khó về lâu dài ảnh hưởng đến chức năng của thận.
– Tám là, ung thư trực tràng
Biến chứng của táo bón nguy hiểm nhất là ung thư trực tràng. Táo bón nếu không điều trị từ sớm dễ dẫn đến táo bón mãn tính gây viêm nhiễm ở trực tràng. Trực tràng bị viêm nhiễm là điều kiện để các tế bào ung thư phát triển.
Trên đây là 8 biến chứng của bệnh táo bón mà ai cũng có thể mắc phải. Vì thế, mọi người cần chữa trị bệnh táo bón càng sớm càng tốt sẽ tránh được những nguy hiểm này.
Đối với trường hợp con của chị, bệnh táo bón có thể chỉ mới ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì cần theo dõi thêm vài ngày nếu vẫn không thấy thuyên giảm triệu chứng thì khả năng có thể mắc căn bệnh khác. Lúc đó, chị nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa về Tiêu hóa hoặc Phân khoa hậu môn – trực tràng để được kiểm tra chính xác. Trong giai đoạn này, chị nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cho con bằng những cách sau đây để có thể giảm táo bón hiệu quả:
+ Tăng cường chất xơ vào bữa ăn hằng ngày bởi chất xơ được các chuyên gia đánh giá là có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón rất tốt. Chất xơ rất dễ kiếm trong các loại rau, củ, quả, trái cây và nước ép.
+ Nên dặn con uống đủ 2,5l nước mỗi ngày. Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, chị hãy chuẩn bị cho con 1 ly nước ấm để giúp đại tiện dễ dàng hơn.
+ Khuyên con nên vận động mỗi ngày bằng cách chơi các môn thể thao như đi bộ, nhảy dây, cầu lông, …
+ Chú ý giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Ban biên tập vừa giúp chị giải đáp thắc mắc bệnh táo bón có nguy hiểm không? Hi vọng qua những thông tin này chị sẽ có những lời khuyên bổ ích cho con mình để việc điều trị sớm mang lại kết quả. Chúc chị và gia đình có nhiều sức khỏe!
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Những giải pháp này thật là tốt , tôi sẽ làm theo