Bệnh táo bón mãn tính là quá trình táo bón lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, phát sinh từ táo bón cấp tính lâu ngày. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị táo bón mãn tính. Mời các bạn cùng theo dõi để tìm kiếm những thông tin cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh táo bón mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể mắc táo bón mãn tính. Cụ thể là những nguyên nhân sau đây:
+ Không ăn đủ chất xơ mỗi ngày: Trung bình mỗi người Việt Nam cần 20 – 35g chất xơ/ ngày. Nếu bị thiếu hụt nhiều thì nguy cơ bị táo bón là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi không ăn đủ chất xơ và uống ít nước thì chứng táo bón sẽ càng trầm trọng thêm.
+ Đi vệ sinh không đúng giờ: Thói quen này tưởng không liên quan gì nhưng đây là nguyên nhân táo bón mãn tính mà nhiều người đang mắc phải. Thói quen nhịn đại tiện lặp lại nhiều lần sẽ gây rối loạn nhu động ruột.
+ Tính chất nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài cũng có khả năng mắc bệnh.
+ Suy nhược cơ thể làm cho nhu động ruột cùng với các cơ thành bụng bị suy giảm chức năng gây nên táo bón.
+ Một số loại thuốc như an thần, tanin, thuốc phiện, canxi, nhuận tràng, … có thể khiến phân bị khô cứng, giảm kích thích nhu động ruột nên táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Khi cơ thể mắc các bệnh như nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu, … cũng gây nên bệnh táo bón.
+ Những người thường xuyên lo lắng khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng mất phản xạ mót rặn khi đi đại tiện.
Trên đây là những nguyên nhân táo bón mãn tính mà bạn có thể gặp phải. Khi đó, cơ thể sẽ có nhiều triệu chứng như gặp khó khăn khi đại tiện, phân khô cứng, phải rặn mạnh gây đau rát, thậm chí là chảy máu… Bệnh táo bón mãn tính nên điều trị dứt điểm để không gây nguy hiểm cho cơ thể sau này.
Cách điều trị bệnh táo bón mãn tính hiệu quả
Táo bón mãn tính không thực sự nguy hiểm, phiền toái khi chúng ta có phương pháp ngăn ngừa, chữa trị đúng đắn. Dưới đây là 2 cách điều trị táo bón mãn tính phổ biến nhất:
1. Chữa táo bón mãn tính không dùng thuốc
– Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể thiếu để tăng kích thước của phân giúp việc bài tiết trở nên thuận tiện hơn. hơn nữa, ăn chất xơ còn giúp làm sạch ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa phòng tránh được các bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng, tiểu đường, dư thừa cân nặng. Người đang bị táo bón nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, và các loại củ để giảm dần hiện tượng táo bón.
– Uống đủ nước
Hãy lên kế hoạch cung cấp nước đầy đủ hằng ngày cho cơ thể để việc chữa táo bón mãn tính mang lại hiệu quả. Theo các nhà khoa học, mỗi người phải uống ít nhất 2,5l nước mỗi ngày, hoặc nhiều hơn càng tốt. Bệnh nhân nên lựa chọn nước uống tinh khiết, nước ép sinh tố, nước canh, nước cơm, … để sử dụng. Không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Tập luyện thể dục thể thao
Bất cứ công việc gì đi nữa thì đòi hỏi bạn phải tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để rèn luyện sức bền, nâng cao thể lực. Việc tập luyện hằng ngày sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, quá trình đại tiện vì thế mà diễn ra thuận lợi. Khi đang mắc chứng táo bón mãn tính thì bạn hãy chú trọng đến các bài tập ở vùng bụng dưới, dọc theo hai bên xương cùn đến ngang eo để cải thiện tình trạng bệnh.
– Tập đi đại tiện đúng giờ
Người bệnh nên tạo thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy để tránh không bị táo bón. Hoặc là khi nào cảm thấy muốn đi đại tiện cần phải đi ngay. Phân đều là những chất cặn bã, chất độc trong cơ thể nên tống ra ngoài càng sớm càng tốt.
2. Điều trị táo bón mãn tính bằng thuốc
Chữa bệnh táo bón mãn tính không dùng thuốc cần phải kiên trì, tạo một thói quen lặp lại hằng ngày thì mới mong bệnh có chuyển biến. Tuy nhiên, khi kết hợp thêm thuốc điều trị có thể giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Các loại thuốc trị táo bón mãn tính chủ yếu là các loại thuốc nhuận tràng. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng sự chuyển động của nhu động ruột để bài tiết phân. Thuốc nhuận tràng gồm có những loại sau đây:
– Nhóm 1: Thuốc bôi nhờn khối phân
Thuốc bôi nhờn chủ yếu là các loại dầu khoáng như paraffine, vaseline, parlax, molagar… gây nhuận tràng trong vòng 8 – 72h.
– Nhóm 2: Thuốc tăng khối lượng phân
Gồm các thuốc làm tăng chất nhầy trong phân như: Normacol, transilane… và các chất xơ thực vật như celluson, infibran… Hỗ trợ điều trị đắc lực cho bệnh nhân táo bón mãn tính.
– Nhóm 3: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc làm tăng hấp thu nước vào lòng ruột để làm mềm phân và tăng khối lượng phân để dễ dàng đào thải bao gồm: Rectiofar, Lactulose, Sorbitol, Polyethylen glycol, …
– Nhóm 4: Thuốc làm tăng kích thích nhu động ruột
Bao gồm các loại thuốc sau: muối magiê, phénophtaléine, docusate natri, anthraquinonic…
– Nhóm 5: Thuốc nhuận tràng dùng đường hậu môn
Một số loại thuốc thường dùng đó là phức hợp polyethylen glycol với các muối NaCl, sulffat natri, bicarbonat natri và clorua kali, Glycerine, ducosate natri + glycerine, mannitol + polyethylen glycol + caraghenat.
Những loại thuốc nhuận tràng trị bệnh táo bón mãn tính này thường được dùng sau khi ăn 1h đồng hồ, mỗi ngày đều đặn 2 lần. Thuốc giúp giải quyết nhanh các triệu chứng táo bón nhưng người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều. Đây chỉ là một trong những phương tiện chống táo bón tạm thời; không thể giải quyết được dứt điểm tình trạng táo bón. Khi dùng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Táo bón mãn tính nếu không điều trị khi phát hiện mắc bệnh dễ dẫn đến bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng. Vì vậy, mọi người nên chủ động phòng tránh và giảm thiểu tác hại của bệnh táo bón mãn tính.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!