Thắc mắc: Hậu môn ngứa ngáy đến cả gần tuần nay nhưng tôi ngại đi khám quá. Không biết ngứa hậu môn có tự khỏi không và để lâu thì bị bệnh ngứa hậu môn có nguy hiểm không? Thưa bác sĩ!
(Đoàn Quốc Tấn – Long An)
***Giải đáp:
Chào anh! Với câu hỏi mà anh gửi về, chuyên mục đã liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng Đặng Văn Anh để có câu trả lời chính xác nhất. Như sau:
Ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến. Theo thống kê cho thấy: Có đến 50 – 75% trường hợp bị ngứa hậu môn là do hiện tượng kích ứng vùng da hậu môn do phân còn sót lại sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, thực tế thì ngứa hậu môn còn do nhiều tác nhân hơn thế.
Muốn biết ngứa hậu môn có nguy hiểm không cần xác định được nguyên nhân gây ngứa hậu môn.
Điều gì khiến hậu môn ngứa ngáy?

Kích ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, mặc đồ chật bí bách mồ hôi,… cũng gây ra hiện tượng ngứa hậu môn nhưng dễ dàng khắc phục. Ngoài ra, ngứa hậu môn còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý:
- Do nhiễm giun kim: Người bệnh cảm thấy hậu môn ngứa ngáy trong thời gian dài, đặc biệt vào lúc chập tối và về đêm – thời điểm giun kim cái chui ra ngoài ống hậu môn đẻ trứng. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn được chẩn đoán là nhiễm các loại giun sán khác như sán chó chẳng hạn.
- Do chàm hậu môn: Hậu môn loét đỏ, có cảm giác ngứa từ bên trong khiến người bệnh bức bối khó chịu là biểu hiện nghi ngờ bệnh chàm hậu môn.
- Do bệnh trĩ: Bên cạnh các triệu chứng bệnh trĩ điển hình như: Đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn thì ngứa hậu môn cũng là biểu hiện thường gặp – chúng xuất hiện khi bệnh trĩ nặng, có hiện tượng tiết dịch ở hậu môn. Ngoài ra, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, hay áp xe hậu môn cũng có biểu hiện tương tự và đều có thể gây ngứa hậu môn.
- Do bệnh lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt nếu bằng “cửa hậu” thì nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai,… là rất cao và ngoài các dấu hiệu đặc trưng phân biệt bệnh thì điểm chung là đa số bệnh nhân đều cảm thấy ngứa ngáy vùng hậu môn.
- Do nấm candida: Nấm candida – một loại nấm men sống kí sinh ở niêm mạc da, tiêu hóa, âm đạo người phụ nữ. Bình thường chúng chung sống “hòa bình” nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công mạnh mẽ gây hại cơ thể. Nếu lây lan đến hậu môn thì sẽ khiến hậu môn bị ngứa.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến, căn nguyên khiến hậu môn bị ngứa còn rất nhiều.
⇒ Tham khảo thêm: Cách làm giảm ngứa hậu môn
Bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Bị ngứa hậu môn không nguy hiểm, trong nhiều trường hợp chúng xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó tự biến mất. Nhưng một số khác, chứng ngứa hậu môn có thể kéo dài, khỏi rồi tái đi tái lại nhiều lần.

Biểu hiện ở “vùng kín” này không chỉ khiến người bệnh phải lo lắng, bứt rứt khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày mà còn gây mệt mỏi, mất ngủ thậm chí là suy nhược cơ thể. Nhiều bệnh nhân không chỉ ngứa cục bộ ở hậu môn mà còn bị lây lan ra các cơ quan lân cận khác như: bìu, môi trên, môi dưới, trước và sau bộ phận sinh dục,… gây giảm ham muốn và khoái cảm tình dục. Thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, kéo dài không chữa trị khiến bệnh lý chính nặng hơn và có thể gây ung thư trực tràng.
Do đó, cẩn trọng với chứng ngứa hậu môn dai dẳng kèm theo các bất thường khác như đã nêu trên và thăm khám kịp thời để chữa trị là hoàn toàn cần thiết. Anh không mô tả tình trạng hiện tại, bên cạnh ngứa ‘cửa sau’ thì có dấu hiệu nào nữa không nên tôi không thể đưa ra chẩn đoán. Ngứa hậu môn mặc dù có thể tự khỏi, nhưng trường hợp của anh đã kéo dài đến cả tuần lễ thì tốt nhất nên khám bệnh và can thiệp mới khỏi được.
Chúc anh sức khỏe!
⇒ Xem thêm nếu quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!