Nhiều người đang quan tâm không biết bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Các chuyên gia của trangtinbenhtri.com xin chia sẻ một số thông tin để bạn có câu trả lời chính xác nhất.
” Tôi là Phùng, năm nay 35 tuổi. Cách đây hơn 1 tuần tôi bị chứng táo bón, do không chú ý khắc phục ngay từ đầu nên bệnh táo bón nặng hơn và xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, ngứa hậu môn,… Tìm hiểu qua nhiều thông tin khác nhau thì được biết đây là triệu chứng bệnh trĩ cấp độ nhẹ! Nghe bác hàng xóm mách rằng có thể ăn rau muống chữa bệnh trĩ nhưng không biết có phải như vậy không? Mong được chuyên mục phúc đáp trong thời gian sớm nhất! Cảm ơn rất nhiều! “
(Lê Phùng – Đồng Tháp)

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Cảm ơn bạn, xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thông tin mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Rau muống là một loại rau có rất nhiều chất xơ và các loại vitamin A; C, protein, canxi, sắt,… mà cơ thể luôn cần thiết. Thường xuyên ăn rau muống sẽ giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Với đặc tính nhuận tràng thì có thể giúp người bị chứng khó tiêu và táo bón hiệu quả. Triệu chứng khó tiêu, táo bón là một đặc trưng của bệnh trĩ. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả. Vì thế, có thể ăn rau muống để giảm thiểu những tác hại của bệnh trĩ.
Một số món ăn từ rau muống dưới đây rất tốt cho người bệnh trĩ; bạn hãy ghi chú lại và nấu khi có thời gian rảnh:
Món 1: Canh khoai sọ rau muống
+ Nguyên liệu: Rau muống, khoai sọ, thịt sườn, rau ngò, gia vị vừa đủ.
+ Hướng dẫn cách nấu:
- Sườn đun sôi trần qua rồi rửa sạch lại. Cho nước vào hầm 15 phút rồi tắt bếp. Khoai gọt vỏ ngâm nước muối cho sạch. Rau muống nhặt sạch cắt thành khúc ba khúc rửa sạch.
- Vớt khoai ra để ráo. Cho ít dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi đổ khoai vào để xào, nêm gia vị vừa đủ đun thêm 10 phút. Đun sườn lại, cho khoai vào hầm 15 phút rồi cho rau muống vào. Cuối cùng cho ngò thái nhỏ rồi tắt bếp.
Món 2: Canh rau muống nấu chay
+ Nguyên liệu: Rau muống, nấm rơm, đậu khuôn, gia vị.
+ Hướng dẫn cách nấu:
- Rửa muống đem nhặt bỏ lá và cuống già, rửa với nước muối cho sạch, vớt ráo.
- Đun một nồi nước khoảng 500ml, lần lượt cho muối, nấm rơm và đậu khuôn khi nước sôi.
- Khi đã nấu nhừ các nguyên liệu trên thì cho rau muống vào, đun thêm 10 phút là được
Món 3: Ốc móng tay xào rau muống
+ Nguyên liệu: Rau muống, ốc móng tay, tỏi, gia vị.
+ Hướng dẫn cách nấu:
- Ngâm ốc trong nước muối hoặc nước vo gạo cho sạch. Sau đó, trụng ốc trong nước sôi để bỏ vỏ.
- Rau muống đem nhặt bỏ hết lá, rửa sạch sẽ. Tỏi bóc vỏ và giã hơi nát.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, đổ rau muống vào xào. Khi rau vừa mềm thì cho ốc vào xào, xào khi nào thấy chín thì nêm gia vị vừa ăn là được.
Ngoài các món ăn trên đây, rau muống còn được dùng làm thuốc đắp ngoài. Lấy nửa bó rau muống rửa sạch, cho vào cối giã nát. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi đắp thuốc trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày nên đắp 2 – 3 lần để bệnh trĩ nhanh khỏi.
Chú ý khi ăn rau muống chữa bệnh trĩ:
– Không ăn khi bị tiêu chảy: Rau muống hầu hết được trồng ở ao hồ nên có rất nhiều loại kí sinh trùng bám vào. Trong đó, có loại kí sinh trùng tên là Fasciolopsis Buski có thể gây ra chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng… làm tiêu chảy kéo dài lâu hơn. Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng này có thể chui vào máu, di chuyển khắp cơ thể gây ra các bệnh mãn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan.
– Không ăn khi bị đau nhức xương khớp: Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau nhức, mỏi xương khớp. Khi thấy bất kỳ đau nhức xương khớp ở vị trí nào thì nên kiêng để không làm chỗ đau nhức nghiêm trọng hơn.
– Người thường xuyên bị ngộ độc: Ăn rau muống dễ bị ngộ độc do trong quá trình canh tác không cần phải tưới tiêu nhiều khiến lượng thuốc trừ sâu trên cây ít được tẩy rửa. Sử dụng rau muống có lượng thuốc trừ sâu cao có thể khiến người dùng bị ngộ độc mãn tính thậm chí là tử vong.
– Người suy thận: Rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, canxi, kali cao, không tốt cho người mắc bệnh thận. Đặc biệt là suy thận.
– Có vết thương trên cơ thể: Không ăn rau muống khi trên cơ thể có vết thương hở vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc bị bệnh trĩ có ăn được rau muống không. Mặc dù rau muống rất tốt cho người bệnh trĩ nhưng bạn cần phải sử dụng đúng lúc. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý chế độ ăn uống, tránh sử dụng những loại thực phẩm cay, nóng, chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển thì bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên môn về tiêu hóa để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn chính xác tình trạng bệnh. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!