Để tăng cường sức khỏe, phái đẹp muốn dáng chuẩn eo thon hay cơ bắp cuồn cuộn, cơ bụng 6 múi với nam giới,… thì tập thể dục, tập gym rất quan trọng. Tuy nhiên, bị bệnh trĩ liệu có nên tập thể dục, tập gym không? – Rất nhiều người bệnh trĩ băn khoăn về vấn đề này.
Bạn Đoàn Ngọc Ánh – Hải Dương, chia sẻ: “Trong các lời khuyên để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh khỏi hơn thì thấy nhiều bài viết không quên đề cập vấn đề tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Mình đang chữa bệnh trĩ độ 2, qua tháng tính đi đăng ký tập gym nhưng mẹ mình cấm cản bảo đi tập chỉ khiến búi trĩ lòi ra nhiều hơn, sưng to lên mà thôi. Hoang mang quá!?!?!?”
Cũng như Ngọc Ánh, bạn Nguyễn Trường Giang – Cần Thơ cũng lo lắng: “Vì làm việc ở văn phòng, ngồi cả ngày mà búi trĩ sung huyết và thường xuyên sưng to. Phần vì muốn tăng cường lưu thông máu và muốn bệnh trĩ khỏi nhanh hơn, phần nữa là để giảm bụng chứ còn trẻ mà bụng bia thì ngại lắm nên em tính đi tập gym xem sao. Nhưng nhiều người lại khuyên không nên tập bởi các bài tập gia tăng áp lực lên vùng trực tràng khiến bệnh nặng thêm. Không biết sao nhỉ?”
Bị bệnh trĩ liệu có nên tập thể dục, tập gym không?

Trao đổi với Bs Hoàng Trung Hiếu – Bv Đại học Y dược TP.HCM, ông cho biết:
Đúng vậy, việc tập luyện sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các búi trĩ, giảm sưng tấy và kích thích nhu động ruột hoạt động giúp điều trị táo bón, việc đại tiện trở nên dễ dàng. Đồng thời chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và thân hình cũng đẹp hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn thực hiện các bài tập phù hợp.
>> Nên biết: Thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh trĩ “tuyệt đối kiêng”
Một số bài tập có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn như:
4 bài tập không dành cho người mắc bệnh trĩ
- Tập cơ bụng: Khi tập cơ bụng, cơ thể cần gập xuống và nhịn hơi, vì vậy mà áp lực sẽ dồn toàn bộ vào khung xương chậu và trực tràng khiến lưu lượng máu lưu thông đến tĩnh mạch trĩ giảm. Không có gì khó hiểu khi bệnh trĩ nặng thêm.
- Nâng và tập tạ: Cần gồng bụng và nín thở, khiến áp lực ổ bụng tăng đột biến đẩy xuống hậu môn – vị trí búi trĩ. Vì thế búi trĩ sẽ sa xuống, đặc biệt khi tập với khối tạ nặng 80 – 100 kg và bệnh nhân bị trĩ độ 3.

- Chạy nhanh: Lý thuyết thì việc chạy nhanh có thể loại bỏ tình trạng máu ứ trệ ở tĩnh mạch và ngăn chặn hiện tượng căng giãn ở đây. Song thực tế, khi chạy nhanh cần căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng; bên cạnh đó khi chạy còn cọ xát hậu môn – vì thế triệu chứng bệnh trĩ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thiền và yoga: Tưởng như không ảnh hưởng gì đến bệnh lý vùng hậu môn này. Song thiền và yoga muốn mang lại hiệu quả cần tập đủ bài và ngồi trong thời gian khá dài. Điều này vô tình khiến dấu hiệu bệnh trĩ nặng hơn.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người bệnh trĩ phải ‘đoạn tuyệt’ với những bài tập thể dục, tập gym. Như đã nói, việc tập luyện rất cần thiết để quá trình trị bệnh trĩ được rút ngắn và phòng ngừa bệnh. Điều mà bạn cần làm đó là thông minh chọn cho mình cách tập luyện phù hợp và vừa sức.

Ví như thay vì nâng tạ nặng thì bạn chỉ nên chọn quả tạ có khối lượng không quá 1/3 khối lượng của cơ thể và tập trong tư thế nằm ngửa; thay vì chạy nhanh thì nên đi bộ; bài tập thiền và yoga nên lựa chọn là 3 bài tập yoga chữa bệnh trĩ tại nhà,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!