Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng có thể dễ dàng được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Song thực tế đa phần bệnh nhân lại khám chữa ở giai đoạn nặng bởi chủ quan và e ngoại. Liệu bị bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Đặng Tiến Anh về vấn đề này và tìm giải pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả.
Bệnh trĩ ngoại là gì? Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng chính: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại là dạng bệnh trĩ mà búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược, có thể nhận thấy sự xuất hiện của chúng ngay ở giai đoạn đầu.

Bệnh trĩ ngoại lại được chia thành 4 loại:
- Trĩ ngoại do viêm nhiễm hậu môn.
- Trĩ ngoại do nhiễm trùng máu.
- Trĩ ngoại do các mô liên kết.
- Trĩ ngoại do thành tĩnh mạch yếu và căng phình.
Trĩ ngoại hình thành do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, sau đó gấp khúc tạo thành búi trĩ. Khác với trĩ nội, búi trĩ có thể thụt vào bên trong hậu môn thì búi trĩ ngoại nếu sa xuống thì không thể co lại được. Vì thế, tuy ít gây ra hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng thường gây đau đớn và dễ bị viêm nhiễm hơn do búi trĩ ở bên ngoài.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Cũng theo bác sĩ chuyên khoa Đặng Tiến Anh: Bệnh trĩ, và trĩ ngoại nói riêng không gây thiệt mạng; song thời điểm phát hiện bệnh muộn và điều trị sai cách có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng bệnh trĩ. Nếu không được giải quyết tốt thì cũng là yếu tố thuận lợi dẫn đến nguy cơ tử vong. Có thể kể đến một số tác hại bệnh trĩ ngoại gây ra như là:
Gây ảnh hưởng đến tâm lý:
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại ở vùng kín, vì thế mà rất nhiều bệnh nhân bị trĩ có tâm lý e ngại và giấu bệnh, không điều trị sớm. Do đó, bệnh trĩ ngày càng nặng và gây nhiều đau đớn hơn, người bệnh vừa phải chịu đau vừa phải giấu giếm ‘căn bệnh khó nói’ này. Chúng tạo áp lực tâm lý, dẫn đến stress, tâm trạng thường xuyên lo âu và dễ nổi nóng,… Như vậy, chất lượng cuộc sống sẽ bị giảm sút rất nhiều.

Điều này cũng khiến đời sống tình dục bị tác động, người bệnh thường né tránh quan hệ tình dục và khó đạt được khoái cảm do mặc cảm, tự ti.
Gây nhiễm trùng máu:
Búi trĩ phát triển đến kích thước lớn ngoài gây đau đớn, chúng còn gây tắc nghẹt khiến máu không được cung cấp đến vùng này đầy đủ dễ dẫn đến hoại tử. Ngoài ra, biến chứng nứt rách hậu môn lúc này cũng tạo cơ hôi cho vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công gây viêm nhiễm, nhiễm trùng máu.
Gây thiếu máu:
Mặc dù đi ngoài ra máu không phải biểu hiện điển hình của bệnh trĩ ngoại. Thế nhưng, ở giai đoạn bệnh nặng thì cũng có thể thấy hiện tượng chảy máu hậu môn. Nếu máu mất đi nhiều sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, gây sụt giảm trí nhớ, cơ thể xanh xao, mệt mỏi,… và thậm chí là có khả năng tử vong.

Gây viêm nhiễm phụ khoa:
Do biểu hiện bệnh ở vùng hậu môn, gần cơ quan sinh dục nên phụ nữ mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt ở thời điểm mang thai và sau sinh.
Gây ung thư trực tràng:
Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Chính việc chậm trễ trong điều trị, chữa trị sai cách là yếu tố dẫn đến hệ quả nặng nề này.
➝ Nên biết: Cách điều trị bệnh trĩ ngoại từ nhẹ tới nặng
Với những hậu quả do bệnh trĩ ngoại gây ra trên, bác sĩ Đặng Tiến Anh cảnh báo: Không nên xem thường bệnh trĩ. Hiện nay số lượng người bị bệnh trĩ ngày càng đông, do đó bệnh nhân không nên xấu hổ và né tránh việc thăm khám sớm. Đừng bỏ qua thời điểm ‘vàng’ giúp chữa trị dễ dàng, ít tốn kém, không gây đau đớn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!