Rất nhiều trường hợp bệnh nhân may mắn tình cờ phát hiện ra bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ khi đi khám những căn bệnh khác. Lúc này bệnh có thể chưa gây ra bất cứ biểu hiện nào, kể cả tình trạng đau và chảy máu ở hậu môn nên họ thắc mắc rằng trường hợp này có cần thiết phải điều trị không và bị bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu nên làm gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ dù nhẹ nhưng nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý ngay thì búi trĩ sẽ tiếp tục sưng to và sa ra ngoài gây nên những triệu chứng đặc thù làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, rò hậu môn hay ung thư hậu môn trực tràng… Chính vì vậy nếu bạn đang bị bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu vẫn cần tiến hành điều trị.
Vậy bị bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu chữa thế nào?
Ở giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ không nhất thiết phải sử dụng đến các loại thuốc Tây có hại, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được bệnh bằng cách thay đổi lối sống của mình. Cụ thể như sau:
1. Uống bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
Thống kê thực tế cho thấy, hầu hết những người mắc các vấn đề hậu môn như bệnh trĩ là do thiếu chất lỏng trong chế độ ăn uống. Điều này có nghĩa là việc có thói quen lười uống nước, ít ăn canh hay các loại nước ép trái cây có thể khiến chúng ta có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao.
Giải thích về vấn đề này các chuyên gia cho rằng việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giữ cho phân được mềm và tạo điều kiện cho chất thải được tống ra ngoài một cách dễ dàng. Như vậy dù có mắc bệnh trĩ hay không thì hàng ngày chúng ta cũng nên uống nhiều nước. Tốt nhất là 6-8 ly nước lớn mỗi ngày ( tương đương 2- 2,5 lít nước) bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây hay nước canh hay bất kì chất lỏng nào được nạp vào cơ thể.
2. Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan
Chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan rất quan trọng đối với sức khoẻ hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người đang bị táo bón hay bị bệnh trĩ. Lý do bởi khi vào cơ thể chất xơ hòa tan sẽ không bị tiêu hóa giống như các thức ăn thông thường khác mà chúng sẽ được giữ lại để hấp thụ nước, làm mềm phân và kích thích tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy phân có thể được đẩy ra ngoài dễ dàng mà không gây kích ứng cho các niêm mạc ở hậu môn và bệnh trĩ cũng sẽ bị đẩy lùi.
Khi bị bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu bạn nên xem xét đưa vào thực đơn của mình ngay những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: Cà rốt, chuối, lê, bơ, rau mùng tơi, rau đay, rau khoai lang…
3. Mặc trang phục phù hợp
Mặc đồ lót hay mặc quần rộng rãi, thoáng khí cũng có thể giúp bạn dần đẩy lùi được bệnh trĩ nhẹ chưa gây đau và chưa chảy máu. Bằng cách ngăn ngừa mồ hôi tiết ra quá nhiều ở hậu môn, việc mặc trang phục phù hợp sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng ở hậu môn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ.
4. Tạo thói quen đi vệ sinh đúng cách
Có một vài điều bạn cần phải điều chỉnh về vấn đề đi cầu khi bị bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu để có thể kiểm soát dập tắt bệnh. Chẳng hạn như:
- Không cố gắng rặn mạnh mỗi khi đi ngoài
- Nếu không thấy các cơ co bóp ở bụng hoạt động trong vòng 2-3 phút kể từ khi đã yên vị trên bồn cầu thì tốt nhất nên đứng dậy. Kèm theo đó bạn cũng nên từ bỏ một số thói quen như đọc báo, xem điện thoại… trong lúc đi ngoài. Những việc làm này sẽ gây gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng và kích thích bệnh trĩ phát triển.
- Tạo thói quen đi ngoài mỗi ngày vào một giờ cố định
- Không nhịn đi ngoài khi cơ thể phát tín hiệu
- Vệ sinh đúng cách: Sử dụng khăn giấy ẩm không chứa cồn hay chất hóa học để lau chùi mỗi khi đi ngoài sau, sau đó rửa sạch hậu môn và lau khô trước khi mặc quần áo. Điều này sẽ ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh trĩ nặng hơn.
5. Dùng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu
- Rau sam: Đun sôi 1 nắm rau sam và dùng nước này để xông kết hợp rửa búi trĩ. Cứ 2 ngày thực hiện 1 lần
- Lá trầu không: Lựa 10 lá trầu không loại bánh tẻ, vò sơ và nấu sôi khoảng 5 phút. Chờ cho nước nguội bớt thì lấy ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội. Làm liên tục mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Lá thiên lý: Lấy 100g lá thiên lý non đem giã nát với 10g muối. Sau đó hòa thêm 300ml nước đun sôi để nguội lấy nước uống, bã đắp vào hậu môn.
- Rau má: Uống 1 ly nước cốt rau má hoặc dùng rau má nấu nước xông hậu môn 15 phút. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nhưng không đau không chảy máu này mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần liên tiếp.
Nếu sau một thời gian tự khắc phục bệnh trĩ tại nhà mà bệnh vẫn có khuynh hướng phát triển trầm trọng hơn hoặc bắt đầu có những triệu chứng khó chịu biểu hiện ra bên ngoài thì bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ.
BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!