Đau bụng đi ngoài ra máu là một trong những chứng bệnh rất phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu biểu hiện này tái đi tái lại nhiều lần thì hãy coi chừng, có thể bạn đang mắc bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng.
Bị đau bụng đi ngoài ra máu biểu hiện như thế nào?
Chứng đi ngoài ra máu biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra. Thông thường có 3 kiểu đau bụng và đi ngoài ra máu như sau:
- Đau bụng đi ngoài ra máu tươi: Máu có thể nhỏ giọt, dính bên ngoài khuôn phân hoặc số lượng máu mất chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh. Cảm giác đau trong và sau khi đại tiện cũng có thể kèm theo. Đây là những biểu hiện thường gặp ở các bệnh lý về hậu môn trực tràng.
- Bị đau bụng đi ngoài ra máu loãng, máu có màu nhạt kèm theo chất nhầy giống như mũi: Đây là một biểu hiện cho thấy đường tiêu hóa đang gặp vấn đề, thường gặp nhất là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc ruột.
- Đau bụng và đi ngoài ra máu cục, máu đen trộn lẫn vào phân, có mùi khẳm hôi thối khó chịu. Trường hợp này có thể xảy ra khi bạn ăn tiết canh, dùng thuốc sắt hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
Mỗi biểu hiện của chứng đi ngoài ra máu sẽ là triệu chứng cho một hay nhiều bệnh lý cần được chữa trị. Do đó chúng ta không nên chủ quan bỏ qua khi gặp tình trạng này cũng như bất kì sự thay đổi bất thường nào của cơ thể.
Đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì, nguy hiểm không?
Đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì? Chắc hẳn bất cứ ai cũng thắc mắc về điều này khi gặp phải biểu hiện trên. Và đây cũng là vấn đề bạn cần tìm cho ra để việc điều trị đi đúng hướng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến chứng đau bụng đi ngoài ra máu bạn cần lưu ý:
- Bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa: Chẳng hạn như bệnh viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn. Những căn bệnh này đều có thể gây đau bụng và đi ngoài ra máu nhưng máu ra ngoài thường có màu đen lẫn trong phân hoặc là màu đỏ thẫm bám vào khuôn phân. Cùng với đó là tình trạng đi phân nhầy như mũi, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, ăn không tiêu hoặc sốt trong giai đoạn cấp tính. Những người mắc các căn bệnh nói trên đều có nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa cao nếu để bệnh tiến triển qua nhiều năm mà không chú trọng điều trị.
- Bệnh kiết lỵ: Người bị nhiễm trực khuẩn lỵ thường bị đau bụng và đi cầu ra máu, có dịch nhầy ở hậu môn mỗi khi đi tiêu, một số trường hợp còn bị sốt. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như thủng ruột, viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột hay viêm ruột thừa rất nguy hiểm.
Đau bụng đi ngoài ra máu do khuẩn kiết lỵ
- Mắc ung thư: Các căn bệnh ác tính như ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng đều có thể gây đi ngoài ra máu tươi và đau bụng. Đây là những bệnh lý có tính chất đặc biệt nguy hiểm và có thể cướp đi tính mạng của bạn nếu điều trị chậm trễ.
- Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào trong ống tiêu hóa nhưng thường gặp nhất là xuất huyết dạ dày hay xuất huyết đại tràng. Máu chảy ra từ đường ruột có thể trộn lẫn vào trong thức ăn đi xuống dưới và theo phân ra ngoài nên thường có màu đen. Trường hợp xuất huyết nặng gây đau bụng dữ dội kèm chảy máu ồ ạt cần xử lý cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy chứng đau bụng đi ngoài ra máu phần lớn đều có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe của bạn. Vì thế bạn nên theo dõi tình trạng này xem có biểu hiện nào kèm theo nữa không để giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán chính xác bệnh.
Bị đau bụng đi ngoài ra máu phải làm sao?
Hiện nay có rất nhiều người bị đau bụng đi ngoài ra máu nhưng chủ quan và e ngại không đi khám để được chữa trị. Theo các chuyên gia y tế khi bị đau bụng và đi ngoài ra máu bạn nên cẩn trọng bởi nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian kéo dài dễ gây nên chứng thiếu máu, thể chất và sức đề kháng đều suy giảm. Nghiêm trọng hơn, nếu nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do bệnh lý thì việc chậm trễ trong điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng nặng và gây ra biến chứng. Do đó, việc sớm chữa đau bụng đi ngoài ra máu là thật sự cần thiết.
Đối với các trường hợp có bệnh trong người, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm…tùy theo bệnh lý mắc phải. Bên cạnh đó chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật, hạn chế và ngăn ngừa chứng đau bụng đi ngoài ra máu tái phát. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi trong những ngày bị bệnh để tổn thương trong đường ruột được phục hồi.
- Hạn chế làm những công việc nặng quá sức
- Tránh các tư thế xấu như đứng lâu, ngồi nhiều hoặc ngồi xổm
- Trong ăn uống: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra cần tránh các thức ăn cay nóng cũng như uống nhiều bia rượu.
- Uống nhiều nước và ăn các thức ăn mềm dễ tiêu hóa để dễ đi cầu và hạn chế được tình trạng chảy máu
- Chống nhiễm khuẩn ở hậu môn bằng cách vệ sinh sạch sẽ bằng nước mỗi khi đi ngoài.
- Ngoài ra để chữa đau bụng đi ngoài ra máu người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên như đắp ngải cứu vào hậu môn hay kết hợp hoa hòe với trắc bá diệp, kinh giới và chỉ xác tán thành bột uống có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất tốt.
BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!