Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Đây ắt hẳn là vấn đề luôn được các mẹ bầu quan tâm bởi đa số chị em khi mang thai đều bị táo bón ít cũng một vài lần. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các chị làm sáng tỏ vấn đề này.
Trong thời kỳ mang thai, nồng độ progesterone tăng làm cho các cơ trơn trong đường ruột hoạt động kém hiệu quả khiến cho thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa lâu hơn. Điều này làm tăng sự hấp thụ nước từ ruột và dẫn đến táo bón. Thêm vào đó, càng về những tháng sau của thai kì thì tử cung càng giãn rộng ra theo sự phát triển của em bé. Lúc này dạ dày sẽ bị đẩy lên cao và đường ruột bị thu hẹp lại, thức ăn lâu được tiêu hóa hơn, từ đây chứng táo bón phát triển. Ngoài ra sự căng thẳng, ít vận động và chế độ ăn ít chất xơ có thể khiến bà bầu bị táo bón.
Vậy bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Chứng táo bón không chỉ khiến cho hai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, cảm thấy khó khăn, đau đớn mỗi khi đi ngoài mà nó còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai bị táo bón nên tìm cách khắc phục ngay, tránh để tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thai nhi bị nhẹ cân, kém phát triển:
Khi bị táo bón, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi tình trạng chán ăn, biếng ăn do bụng luôn có cảm giác chướng căng, đầy và khó chịu. Điều này không chỉ khiến cho người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra đời sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển ngay từ trong bụng mẹ.
- Nhiễm độc thai kì:
Phân tồn trữ lâu ngày trong đường ruột sẽ sinh ra nhiều khí thải độc hại như phenol, amoniac, indol…Chúng sẽ được đường ruột hấp thu vào trong máu và được đưa đi khắp nơi trong cơ thể và được đưa vào cả bào thai khiến cho thai nhi phát triển không bình thường. Khi bị nhiễm độc do táo bón người mẹ sẽ có biểu hiện nổi mẩn ngoài da, ngứa ngáy khó chịu.
- Gây ra các bệnh lý ở hậu môn trực tràng
Đi ngoài khó khăn, phân khô cứng là những biểu hiện thường gặp khi bị táo bón. Chính điều này đã làm tăng thêm áp lực ở hậu môn trực tràng và có thể gây tổn thương cho niêm mạc của bộ phận này. Từ đó gây nên nhiều căn bệnh như viêm đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
Trĩ là một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng táo bón khi mang thai
- Rối loạn chức năng thần kinh ở đường ruột và dạ dày:
Chất độc cùng với phân tích tụ lâu ngày có thể gây suy giảm khả năng hoạt động của các dây thần kinh có trong đường ruột và dạ dày. Từ đó gây nên các chứng như chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, đắng miệng, xì hơi khiến cho chị em khó chịu và ngượng ngùng.
- Làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết:
Nghiên cứu cho thấy những người bị táo bón nặng có 10% bị ung thư ruột kết. Điều này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai nếu tình trạng táo bón của họ không được giải quyết ngay cả sau khi sinh.
- Sảy thai:
Việc luôn phải gắng sức rặn mạnh mỗi khi đi ngoài khiến cho bà bầu rất dễ bị động thai hoặc nguy hiểm hơn là sảy thai.
Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón khi mang thai?
Nhận biết được mối nguy hiểm của chứng táo bón trong thai kì, chị em nên tích cực phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ lúc mới mang thai. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích giúp bà bầu hạn chế hoặc cải thiện được tình trạng táo bón trong thai kì:
- Không bổ sung canxi một cách bừa bãi: Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng này là vô cùng cần thiết và quan trọng khi mang thai, tuy nhiên không phải vì vậy mà chị em có thể tự ý mua canxi một cách tùy tiện, bừa bãi theo kiểu uống càng nhiều càng tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống quá nhiều canxi có thể khiến cho phân trở nên rắn và cứng. Do vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có ý định dùng thêm loại thuốc bổ này.
- Cắt giảm liều lượng sắt: Một số phụ nữ mang thai bị táo bón lại do cơ thể dư thừa sắt. Để tránh tình trạng này bạn chỉ nên uống bổ sung sắt khi được bác sĩ chỉ định.
- Bổ sung chất xơ và vitamin trong thực đơn: Chất xơ có trong nguồn thực phẩm như cam, quýt, chanh, rau xanh…giúp đường ruột hấp thụ nước và làm mềm phân. Trong đó các thực phẩm giàu vitamin ( giá đỗ, trái cây các loại…) lại rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu được khuyên mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 25 – 30g chất xơ để phòng chống táo bón hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chú ý tránh ăn các thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
- Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày: Uống nước là biện pháp đơn giản nhưng đặc biệt có hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón cho bà bầu. Ngoài ra nước còn giúp các mẹ tránh được tình trạng thiếu nước ối trong thai kì.
- Tập thể dục: Đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút và tích cực vận động vừa giúp ngăn ngừa táo bón, lại giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và sinh nở dễ dàng hơn.
Đến đây thì chị em bầu bí đã biết được bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không và biết cách phòng ngừa chứng táo bón hữu hiệu trong suốt hơn 9 tháng của thai kì rồi. Chúc các mẹ luôn có một sức khỏe thật tốt và vượt cạn thành công!
BẠN CẦN BIẾT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!