Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, đáng kể đến đó chính là táo bón. Theo Bs Hoàng Trung Hiếu – Bv Đại học Y dược: Bị táo bón lâu ngày rất dễ gây ra bệnh trĩ, nếu không chú ý khắc phục triệt để thì triệu chứng bệnh trĩ ngày càng tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cơ chế hình thành bệnh trĩ được giải thích là xuất phát từ sự căng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Mà táo bón được coi là ‘thủ phạm’ chính gây ra bệnh trĩ, bởi rất nhiều bệnh nhân bị trĩ đều thấy táo bón xuất hiện đầu tiên.

Táo bón được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng: Cứ 3 – 4 ngày nếu không đi tiêu thì chắc chắn bị táo bón. Song chỉ điều này thôi thì chưa đủ khẳng định đó là táo bón. Để xác định có phải táo bón hay không cần để ý thói quen đại tiện của mình, nếu đột ngột số lần đi tiêu giảm hẳn, phân trở nên khô cứng và rắn chắc khiến mỗi lần đi cầu là ‘cực hình’ thì chắc chắn bạn đã bị táo bón.
Đa phần các trường hợp đều là táo bón cơ năng, tức là hình thành do thói quen ăn uống và sinh hoạt bất hợp lý gây ra. Lúc này chỉ cần điều chỉnh lại, áp dụng một số cách trị táo bón tại nhà là có thể khắc phục được. Song nếu không quan tâm chữa trị thì táo bón sẽ ngày càng trầm trọng hơn – bị táo bón lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ. Lý do được giải thích như sau:
Vì sao bị táo bón lâu ngày dễ gây ra bệnh trĩ?
- Thứ nhất, người bị táo bón khi đi vệ sinh luôn phải dùng nhiều sức rặn để tống phân ra ngoài. Điều này khiến áp suất trong ổ bụng tăng lên và hậu môn, trực tràng thì lại bị đè xuống gây cản trở việc tuần hoàn của các tĩnh mạch. Khiến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng bị liên lụy theo và phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra. Tạo điều kiện để bệnh trĩ dễ hình thành hơn.
- Thứ hai, táo bón biểu hiện bằng tình trạng phân có kích thước lớn và khô cứng, vô tình gây áp lực lên trực tràng khiến tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng và cản trở quá trình lưu thông máu tại đây, làm máu dễ bị hồi đọng sinh ra bệnh trĩ. Chúng cũng khiến niêm mạc vùng hậu môn thương tổn, gây chảy máu và nứt kẽ hậu môn.
- Thứ ba, ở những người bị táo bón nặng thường niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, rồi sa ra ngoài lâu ngày biểu hiện nên bệnh trĩ.
Đặc biệt, nếu táo bón thường xuyên người bệnh lại cảm thấy sợ hãi do cảm giác đau đớn mỗi lần đi cầu nên nhịn đại tiện. Phân lưu lại trong ruột, bị hấp thụ lại một phần nước và trở nên khô cứng; do đó việc “giải quyết” lại càng khó khăn và làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
➝ Nên biết: 6 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cần tránh
Bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Nếu không muốn phải gánh chịu sự khó chịu và đau đớn do triệu chứng bệnh trĩ gây ra nên chú ý tiêu trừ táo bón. Như đã nói, táo bón xuất phát chủ yếu từ thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của người bệnh. Vì thế, việc tăng cường vận động; bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, năng chế biến các món ăn trị táo bón,… thì có thể dễ dàng khắc phục chứng đại tiện khó này dễ dàng.
Nếu tình trạng không được cải thiện hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, một số loại thuốc trị táo bón được chỉ định có thể khiến việc đại tiện của bạn dễ dàng hơn tức thì.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!