Khi thấy mình bị táo bón rặn ra máu thì nên làm theo những điều dưới đây để có thể giải quyết triệt để hiện tượng này. Đây được đánh giá là một triệu chứng nguy hiểm, khi mắc phải không được chủ quan.
Những điều cần làm khi bị táo bón rặn ra máu
1. Đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng
Các bác sĩ về hậu môn – trực tràng chia sẻ táo bón rặn ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như đại tiện ra máu tươi, trĩ, sa trực tràng, ung thư đại trực tràng… Hơn nữa, triệu chứng này còn khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu… Chính vì thế, khi triệu chứng này mới xuất hiện hoặc đã xuất hiện trong một thời gian thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và hướng dẫn cách điều trị.
Trước khi đến gặp bác sĩ, cần tổng hợp lại các triệu chứng đã xuất hiện và cố gắng sắp xếp đúng với trình tự xuất hiện. Bạn có thể viết ra giấy để không bị quên khi gặp bác sĩ. Nếu trước đây có hồ sơ bệnh án thì hãy đem theo để bác sĩ tham khảo. Khi đang sử dụng bất kì loại thuốc nào cần đem theo cả toa thuốc, kể cả những loại thuốc tự mua uống.
Tại cuộc khám bệnh, trả lời những câu hỏi mà bác sĩ đề cập một cách chính xác (Ví dụ triệu chứng bắt đầu khi nào? Có xuất hiện thường xuyên không? Máu kèm theo ít hay nhiều, có màu đỏ tươi hay đỏ sẫm?). Đưa hồ sơ bệnh án, các phim chụp X-quang hoặc kết quả xét nghiệm đã từng thực hiện để bác sĩ hiểu rõ hơn về bệnh tình. Bạn nên mạnh dạn đặt câu hỏi cho bác sĩ, những vấn đề còn thắc mắc phải hỏi đến khi hiểu rõ một cách tường tận. Khi đã hiểu hết thì cách điều trị với bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi hoàn thành khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng. Bệnh nhân chỉ cần tuân theo những điều mà bác sĩ đã hướng dẫn. Để tránh những tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên xin số điện thoại của bác sĩ để báo cáo khi cần thiết.
2. Xử lý triệt để táo bón
Nếu vẫn để xảy ra tình trạng táo bón kéo dài thêm thì tình trạng đi ngoài ra máu sẽ càng nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần phải tìm cách làm sao để cơ thể không còn bị táo bón. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều:
– Thứ nhất, tăng cường ăn chất xơ
Chất xơ là những thức ăn không được tiêu hóa có trong rau xanh, củ, quả, ngũ cốc, … khi vào trong ruột sẽ hút nước trương nở, tạo phân thành khuôn, làm mềm phân và thải phân, chất độc ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Do đó, chất xơ có thể hỗ trợ phòng chống và chữa trị táo bón một cách hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung chất xơ đầy đủ còn kích thích phát triển các vi khuẩn có ích trong ruột già. Các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột, tiết ra acid lactic đẩy nước vào lòng ruột làm mềm phân, giúp phân không còn bị khô cứng và vón cục.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người Việt Nam mỗi ngày cần bổ sung 25 – 35g chất xơ. Nếu bạn chưa dung nạp đầy đủ lượng này thì hãy bổ sung thêm chất xơ để không bị táo bón. Một số thực phẩm giàu chất xơ đó là: rau xanh (rau cải, bắp cả, cà rốt, khoai tây, rau xà lách, …); trái cây tươi (cam, quýt, nho, bưởi, táo, lê, xoài, ổi, …); ngũ cốc nguyên cám; các loại đậu.
– Thứ hai, ăn những thực phẩm giúp tăng độ bền tĩnh mạch hậu môn
Vitamin C và vitamin E là những loại vitamin giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hậu môn gây chảy máu. Theo đó, cả 2 loại vitamin này đều tham gia vào quá trình sản xuất mô liên kết Collagen và Eslatin có tác dụng duy trì sự bền chắc của thành tĩnh mạch, máu lưu thông vì thế mà đều hơn là tiền đề giúp đẩy lùi tình trạng ứ máu tại hậu môn. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm như cam, quýt, bưởi… Còn với vitamin E thì có trong rau cải, củ cải xanh, rau bina, dầu thực vật.
Flavonoid và Rutin cũng là 2 hợp chất đã được khoa học khẳng định giúp tăng độ bền chắc cho tĩnh mạch khi bị táo bón hoặc mắc các bệnh về suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, còn ngăn ngừa hình thành các gốc tự do trong lòng tĩnh mạch, chống lại sự tấn công của côn trùng. Với Flavonoid thì bạn có thể tìm thấy trong các loại rau xanh đậm, socola, trà xanh hay quả việt quất. Rutin được tìm thấy trong cây dẻ ngựa, quả sung, kiều mạch, măng tây, các loại trái cây có múi
– Thứ ba, uống đầy đủ nước
Uống nước chưa đến 2,5l theo khuyến cáo cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị táo bón rặn ra máu. Vì thế, những ai còn có thói quen lười uống nước thì hãy bỏ ngay kẻo mắc bệnh này. Hãy tích cực uống nước lọc hoặc các loại nước sinh tố, nước ép trái cây tươi. Chúng tôi xin chia sẻ những thời điểm uống nước tốt cho cơ thể:
- Buổi sáng sau khi thức dậy: uống một cốc nước ấm để làm sạch ruột cũng như hồi phục lại các cơ quan sau một đêm nghỉ ngơi.
- Giữa buổi sáng: uống nước giúp cơ thể thoải mái, giảm cảm giác đói bụng.
- Sau khi ăn: Uống nửa cốc giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng.
- Sau mỗi lần đi tiểu: Uống một cốc bổ sung lượng nước vừa mất đi qua đường tiểu.
– Thứ tư, chế độ sinh hoạt khoa học
Người bệnh cần tránh đứng lâu, ngồi lâu một chỗ; không ngồi xổm hoặc rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện vì gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy vào sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn những bài tập phù hợp, kiên trì trong một thời gian tập luyện thì bạn sẽ thấy đi cầu dễ dàng. Một số môn thể thao gợi ý cho bạn đó là bơi lội, chạy chậm, đi bộ, …
Ngoài ra, nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là đi vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi cơ thể có nhu cầu. Hạn chế sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn. Luôn tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, vui vẻ, không bị áp lực hay stress.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!