Không ít người thắc mắc: Bị trĩ có đau bụng không, mắc bệnh trĩ có gây đau bụng dưới không? Nếu quan tâm, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.
HỎI: Tôi năm nay 32 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Có tiền sử bị hội chứng kích thích, nên dù điều trị bằng thuốc uống khỏi nhưng bệnh vẫn hay tái phát mỗi khi căng thẳng hoặc ăn uống không hợp lý. Do đó, tôi đã cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp để hạn chế khả năng bệnh tái phát. Thời gian gần đây, mặc dù dấu hiệu hội chứng ruột kích thích dường như biến mất nhưng tôi lại thấy đi cầu ra máu, phân hơi cứng và khi chùi hậu môn hình như có thấy cục thịt nhỏ lòi ra rồi lại co lại sau đó. Bên cạnh đó, tôi còn thấy đau bụng âm ỉ khó chịu nữa. Không biết liệu đó có phải là dấu hiệu bệnh trĩ không, bệnh trĩ có gây đau bụng không vậy?
(nguyen.truong***@gmail.com)
Với câu hỏi của anh, chuyên mục đã liên hệ Bs Hoàng Trung Hiếu – Bệnh viện Đại học Y dược để có câu trả lời chính xác nhất. Cụ thể như sau:
❏ Bs tư vấn: Mắc bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Được xếp hàng đầu trong danh sách các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng – bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp và có xu hướng tăng nhanh trong cuộc sống hiện nay. Căn nguyên có thể do chế độ ăn uống bất hợp lý, đặc thù công việc phải ngồi hàng giờ liền, ít vận động, táo bón, mang thai, thói quen nhịn đại tiện,… Ngoài ra, các bệnh về đại tràng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Bởi lẽ, ngoài cảm giác bụng cồng kềnh, đầy hơi khó chịu, phân nhầy, đau bụng,… thì tiêu chảy và táo bón cũng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích. Đối với hầu hết mọi người, hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính, có thể một thời gian triệu chứng cải thiện hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn nhưng có khi bệnh tiến triển nặng hơn, và thường xuyên tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi về thực phẩm, căng thẳng, kích thích tố,… Không kiểm soát tốt thì bệnh dễ dàng tái phát, và triệu chứng táo bón hay tiêu chảy kéo dài cũng khiến hậu môn bị tổn thương và lâu dài là điều kiện để bệnh trĩ hình thành; đồng thời khiến bệnh trĩ nặng thêm.
Vậy đau bụng có phải do bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng, là phần cuối của đường ruột và có liên kết chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, nhiều người lầm tưởng cho rằng bệnh trĩ sẽ gây ra đau bụng, hay đau bụng dưới. Tuy nhiên, trên thực tế triệu chứng đau bụng, đau bụng dưới không phải là biểu hiện của bệnh trĩ.

Khi mắc bệnh trĩ, thông thường người bệnh sẽ nhận thấy đầu tiên đó là hiện tượng đi ngoài ra máu, tiếp đó là sự xuất hiện của búi trĩ và cảm giác đau rát hậu môn khi búi trĩ sa nghẹt, sưng to,… Chúng ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.
Như vậy, anh có thể yên tâm là đau bụng không phải là dấu hiệu bệnh trĩ. Tuy nhiên, theo như mô tả thì việc đi ngoài ra máu, có cục thịt nhỏ lòi ra ở hậu môn mỗi lần đại tiện và tự co lại thì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2, mà nguyên nhân có thể chính do hội chứng ruột kích thích gây ra. Chính vì vậy, không nên chủ quan. Để chắc chắn hơn, anh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Nếu ở Đà Nẵng, để yên tâm anh có thể tham khảo 5 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt nhất tại Đà Nẵng được đánh giá cao của các bác sĩ cũng như ý kiến người bệnh.
Chúc anh sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!