Hậu môn, dưới tác động của nhiều điều kiện khác nhau, cũng có rất nhiều bệnh lý phát sinh, khiến người bệnh khó chịu. Dưới đây là các bệnh hậu môn thường gặp và cách nhận biết từng bệnh từ đó có phương án chữa trị kịp thời.
Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ thống tiêu hóa, có vai trò đóng mở cửa hậu môn để đào thải phân ra ngoài. Khi bị chèn ép bởi phân, trọng lượng cơ thể hay các loại vi khuẩn, nó có thể sinh ra các bệnh lý như đau hậu môn, ngứa hậu môn, táo bón, đại tiện ra máu, bệnh trĩ và còn nhiều bệnh hậu môn khác.
Cách bệnh hậu môn thường gặp
1. Bệnh trĩ:
Bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn, được coi là bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến nhất và ngày đang có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những bệnh về hậu môn gây ra nỗi ám ảnh cho người mắc phải bởi sự đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày và chữa trị khó khăn, tốn kém khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau giữa các loại trĩ, song biểu hiện chung của bệnh là:
- Đại tiện ra máu tươi.
- Xuất hiện dị vật ở hậu môn.
- Búi trĩ sưng phồng, sa búi trĩ.
- Hậu môn ngứa ngáy và đau rát,…
➝ Bạn đã biết: Đi vệ sinh sai cách dễ gây ra bệnh trĩ và bị táo bón lâu ngày rất dễ gây ra bệnh trĩ chưa?
2. Áp xe hậu môn:
Áp xe hậu môn cũng được xếp vào nhóm các bệnh hậu môn thường gặp, xuất hiện khi các tuyến hậu môn nhỏ tiết nhày, khi bị tắc nghẽn nhiễm trùng tạo thành ổ mủ. Hoặc gây ra bởi một số bệnh lý như viêm đại tràng hay viêm đường ruột, bệnh trĩ; người suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém,… Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi và mọi giới tính.
Khi mắc bệnh áp xe hậu môn người bệnh thường nhận thấy:
- Có mụn cứng, sưng tấy.
- Đau dai dẳng vùng quanh hậu môn, cả khi không đi cầu và đi cầu. Cơn đau cũng có thể lan ra vùng lân cận, đau tăng lên khi ho.
- Khối áp xe vỡ, mủ chảy mủ ra ngoài (sau đó hết đau), sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân.
3. Nứt kẽ hậu môn:
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng các niêm mạc tại hâu môn bị rách, nứt ra thoe chiều dọc, gây nhiều đau đớn bệnh nhân, nhất là mỗi lần đi ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do đi cầu phân khô cứng vì táo bón, thói quen rặn mạnh khi đi cầu,…

Bị nứt kẽ hậu môn thường thấy:
- Đi ngoài ra máu tươi, thường sau táo bón.
- Đau rát hậu môn.
- Có thể gây thiếu máu khiến cơ thể mất tập trung, suy kiệt,…
4. Rò hậu môn:
Rò hậu môn thường là kết quả của áp xe hậu môn không được điều trị kịp thời và đúng cách phát triển thành. Đây là tình trạng nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn, khiến các tuyến hậu môn bị viêm và tụ mủ. Sau đó các tụ mủ phá miệng ra da tạo thành những lỗ rò.
Triệu chứng điển hình là:
- Xuất hiện lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu. Chảy mủ ít hay nhiều, ở thời kỳ viêm nhiễm cấp tính thì mủ nhiều và có mùi hôi còn thời kỳ viêm nhiễm mạn tính mủ ít và loãng.
- Có mùi hôi khó chịu, phân có thể rò rỉ ra ở lỗ rò, xì hơi qua lỗ rò.
- Sưng nề, thấy cứng ở đường viền hậu môn.
- Có thể bị sốt cao, lạnh run,…
➝ Thông tin nên xem thêm: Bệnh rò hậu môn và phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay
5. Polyp hậu môn:
Thêm một căn bệnh hậu môn phổ biến nữa đó là Polyp hậu môn. Polyp hậu môn là bệnh lý xảy ra khi các mô niêm mạc ở hậu môn phát triển bất thường: tăng trưởng và sinh sản quá mức, hình thành các khối u trong lòng hậu môn.

Dấu hiệu bệnh Polyp hậu môn thường gặp là:
- Đi cầu ra máu, máu ra ít và thường là máu nhầy lẫn trong phân.
- Khi các khối u trong hậu môn to và nặng sẽ bị tách ra khỏi niêm mạc, sa trực tràng làm xuất hiện khối thịt mềm ở ngoài hậu môn.
- Cảm thấy đau đớn, khó chịu.
- Có triệu chứng đau bụng, bị kích thích đường ruột gây tiêu chảy, cảm giác mót rặn,…
6. Viêm hậu môn:
- Đau rát vùng hậu môn hoặc đau cạnh hậu môn, càng ngày càng nặng và kèm sưng nề, nóng quanh hậu môn hay ở ống hậu môn.
- Cảm giác mót thường xuyên hoặc liên tục, tiêu chảy.
- Toàn thân mệt mỏi và sốt.
- Đi cầu ra máu.
Có rất nhiều bệnh hậu môn – trực tràng, nhưng trên đây là các bệnh hậu môn thường gặp nhất. Lưu ý: Các bệnh hậu môn thường có biểu hiện giống nhau và dễ bị nhầm lẫn, song cách điều trị lại khác nhau. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh vùng hậu môn không nên e ngại, tự chữa trị tại nhà mà cần thăm khám kịp thời để được chẩn bệnh chính xác và được hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả nhất. Tránh kéo dài thời gian chữa trị, khiến bệnh nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm khó chữa trị, tốn kém chi phí.
Có thể bạn muốn biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!