Không ít bệnh nhân có dấu hiệu bệnh trĩ, song vì ngại thăm khám cho đến khi các triệu chứng trở nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và thậm chí là gây ra biến chứng mới tìm gặp bác sĩ. Nếu biết được các bước bác sĩ khám bệnh trĩ như thế nào và thăm khám sớm, chắc chắn việc chữa trĩ sẽ rất đơn giản, tiết kiệm chi phí và không gây đau đớn khi bắt buộc phẫu thuật.

**Em có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ: Em năm nay 27 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng cho một công ty ở TP. Đà Nẵng. Em bị mắc bệnh trĩ đã lâu, nhưng hồi đó không có kiến thức lại chủ quan chỉ nghĩ do táo bón đơn thuần nên không chú ý chữa trị. Cho đến khi việc đại tiện gặp nhiều khó khăn, với lại có búi nhỏ tòi ra mỗi lần đi vệ sinh nên em tìm hiểu thì biết đó là triệu chứng bệnh trĩ nội. Nhưng vì sống ở nông thôn, lại không có điều kiện mà là nữ giới nữa nên em không đi thăm khám và cũng giấu bệnh không nói với ai. Hiện tại, búi trĩ đã sưng to hơn nhiều và không tự thụt vào trong như trước nữa. Bình thường không sao nhưng khi ăn cay nóng hoặc uống rượu bia là nó lại sưng to rất khó chịu. Em nghĩ để lâu sẽ phải phẫu thuật, mà chi phí nghe nói đắt lắm lại đau và dễ gây biến chứng nên quyết định đi thăm khám xem thử. Nhưng em chưa lập gia đình nên thực sự ngại khi đi khám bệnh ở vùng kín như vậy, nhất là khi gặp bác sĩ nam chắc chắn sẽ rất xấu hổ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em là khám bệnh trĩ như thế nào, có phức tạp không để em yên tâm đi khám chữa ạ!
Em xin cảm ơn!
(ha.nhi***@gmail.com)
>>Có thể bạn quan tâm: 5 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt nhất ở Đà Nẵng
**TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Chào em,
Khám bệnh trĩ như thế nào là thắc mắc không của riêng em, mà là của rất nhiều người khi nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ nhưng vì biểu hiện bệnh ở “vùng kín” nên ngại thăm khám. Để giải đáp băn khoăn này của em cũng như nhiều độc giả khác, chuyên mục đã liên hệ với Ths.Bs chuyên khoa Hậu môn trực tràng Lê Xuân Thanh và được giải đáp như sau:
Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, có thể chỉ cần kê thuốc đặt, thuốc bôi kết hợp kháng sinh đường uống cùng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì bệnh sẽ khỏi sau một thời gian. Song khi bệnh nặng thì cần thiết phải áp dụng các thủ thuật và thậm chí là phẫu thuật rất tốn kém, đau đớn.
>>Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Song tâm lý chung của nhiều bệnh nhân, nhất là nữ giới rất xấu hổ khi khám bệnh vùng hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, cần biết rằng bệnh trĩ như là căn bệnh của thời đại. Mỗi ngày ở phòng khám chuyên khoa chúng tôi có trung bình khoảng 30-40 người bệnh đến thăm khám. Do đó, khi nghi ngờ mắc bệnh trĩ nói riêng cũng như các bệnh lý vùng hậu môn khác, bệnh nhân không nên e ngại mà cần khám bệnh và chữa trị kịp thời. Các bước khám bệnh trĩ cũng rất đơn giản chứ không phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Nam giới hay nữ giới có thể tìm hiểu lịch khám của các bệnh viện để chọn bác sĩ, giúp giảm bớt mối lo lắng vì người thăm khám là khác giới.
Dưới đây là quy trình khám bệnh trĩ tại phòng khám chuyên khoa chúng tôi và đa số các cơ sở y tế chuyên khoa khác đều thực hiện theo các bước này. Do đó, người bệnh có thể tham khảo:
Các bước khám bệnh trĩ thông thường
Bước 1: Chẩn đoán bệnh ban đầu:
Ở bước này, bác sĩ sẽ trò chuyện với người bệnh giúp giải tỏa tâm lý, thoải mái hơn để việc tiến hành thăm khám dễ dàng hơn. Cùng với đó, bác sĩ phụ trách thăm khám sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh và các biểu hiện cụ thể khác để đưa ra chẩn đoán ban đầu về dạng bệnh trĩ cũng như mức độ bệnh như:

- Tại sao lại đi khám?
- Làm nghề gì?
- Việc đại tiện thế nào?
- Các triệu chứng bệnh xuất hiện lâu chưa?
- Đã dùng thuốc hay dùng phương pháp chữa trị nào chưa?….
Bước 2: Thăm khám hậu môn trực tràng:
Để chắc chắn người bệnh có mắc bệnh trĩ hay nhầm lẫn với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như: Nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn, sa trực tràng,… các bác sĩ sẽ yêu cầu được thăm khám trực tiếp vùng hậu môn.
- Tư thế: Người bệnh bước lên giường khám, kéo quần xuống quá mông. Nữ giới thì thường nằm nghiêng sang 1 bên quay lưng về phía bác sĩ, lưng hơi cong, đầu hơi gập, 2 chân đan xen vào nhau để thoải mái hơn; đồng thời tay kéo một bên mông để bác sĩ quan sát búi trĩ rõ hơn. Nam giới có thể nằm ngửa, 2 tay ôm đầu gối và các bộ phận ở ngoài hậu môn sẽ được dùng khăn để che lại.

- Phương pháp thăm khám: Bằng mắt thường quan sát tình trạng các búi trĩ tại vùng hậu môn trực tràng; sau đó dùng ngón tay trỏ để đưa vào bên trong hậu môn để xác định được mức độ, tình trạng của bệnh trĩ nếu cho rằng đó là trĩ nội hay trĩ hỗn hợp. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp nội soi hậu môn để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về dạng bệnh trĩ, cấp độ bệnh cũng như tư vấn phương pháp điều trị là nội khoa hay ngoại khoa. Bệnh nhân lúc này có bất cứ thắc mắc gì nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Cuối cùng, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định để kết quả chữa trị là tốt nhất.
>>Nên biết: Phương thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!