Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn có nhiều cách, trong đó dùng thuốc bôi là phương pháp được chỉ định trong hầu hết các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn. Tìm hiểu các loại thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn và cách sử dụng đúng cách giúp phục hồi tổn thương vùng hậu môn nhanh hơn.
Nứt kẽ hậu môn đặc trưng bởi các vết nứt rách ở phần da hậu môn dưới đường lược có chiều dài từ 0,5cm – 1cm. Vết nứt rách này gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh, nếu kéo dài có thể tiến triển thành các vết loét mãn tính và hình thành các bệnh lý khác – thường gặp là bệnh trĩ.
>>Nên biết: Cách nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn qua các biểu hiện bệnh

Để khắc phục các triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn và phục hồi cấu trúc, chức năng của hậu môn thì có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong đó có thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn là cách chữa trị nứt kẽ hậu môn phổ biến nhất.
Tác dụng của thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn
Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn được sử dụng bằng cách bôi một lượng thuốc nhỏ trực tiếp lên vùng hậu môn lên vùng tổn thương sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Thuốc này có tác dụng tại chỗ, giúp tăng cường lưu thông máu, khắc phục và giảm bớt khó chịu của bệnh nứt kẽ hậu môn; đồng thời giúp vết thương nhanh lành.
Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì?
Thông thường, mỗi ngày bệnh nhân cần từ 2-3 lần loại thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn mà bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc bôi dùng điều trị nứt kẽ hậu môn thường là:
- Thuốc Proctolog.
- Tetacyclin.
- Nitrogylcerin.
- Anusol-HC,…

Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ cùng các triệu chứng khác nhau mà bệnh nhân được hướng dẫn liều lượng dùng phù hợp. Bên cạnh đó, theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể dùng phối hợp với các loại thuốc khác như:
- Thuốc kháng sinh, như Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin, Cefixime,… giúp chống viêm nhiễm, giảm các triệu chứng sưng đau, chảy dịch.
- Thuốc uống, như Nifedipine (Adalat), Diltiazem (Cardizem) và Corticosteroid,… giúp niêm mạc hậu môn vững chắc, chống táo bón, giảm triệu chứng nứt kẽ hậu môn.
- Thuốc đặt hậu môn, như Diclophenac, Ketoprofene,… giúp giảm triệu chứng đau rát khi đi đại tiện.
- Thuốc trị táo bón, như Bisacodyl, Duphalac,… giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, khống chế sự tiến triển của bệnh.
- Thuốc giảm đau, có chứa Paracetamol để giảm đau nhói ở hậu môn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyên nên có chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng trị táo bón; vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách; ngâm hậu môn bằng nước ấm khoảng 15 nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi đi cầu; tránh rặn khi đại tiện,… để hỗ trợ cũng các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả hơn và phòng tái phát.
>>Chi tiết: Nên ăn và kiêng ăn gì giúp chữa trị nứt kẽ hậu môn?
Chi oi e bi nứt hậu môn e co di kham va dang điều tri bằng thuốc tây ma dieu tri trong bao lau thi khoi chi oi
E cảm on
Bé nhà e được 20 ngày tuổi. Hôm nay e lau rửa cho bé thấy hậu môn bé bị nứt. Bác sĩ chỉ e cách chữa cho bé với ạ.
Chào bác sĩ ạ! Em tên Anh. Bé nhà e được 5thang tuổi. Bé đi ngoài ngày 4 _5lân. Và cứ vài ngày hoặc cách 1 -2 lần lại đi kèm ra máu tươi. E cho cháu đi khám bs kết luận bị tiêu chảy và tổn thương hậu môn. Xung quanh hậu môn cháu có vết nứt. Bs chỉ định cho cháu uống cefaxime và bôi thuốc tetracyline. Nhưng cháu nhỏ quá e k dám cho uống kháng sinh. Em chỉ bôi tetracyline. Nhưng vết nứt vẫn k tự lành cháu đi ngoài thỉnh thoảng vẫn ra máu tươi. Bs có thể tư vấn giúp e, với tình trạng con của e bây giờ e nên làm thế nào được k ạ?