Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng chỉ trong 1 tuần, giúp các triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Do đó, nếu bị đau rát hậu môn, búi trĩ sưng đau, đại tiện ra máu,… do bị trĩ thì người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị theo cách này.
Được trồng làm cảnh, nhưng lá lộc vừng có thể sử dụng làm thực phẩm và nhiều bộ phận của cây cảnh này còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, lộc vừng vị ngọt, tính bình; đi vào can, phế, tỳ, thận; có tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Thường được dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm. Ngoài ra:
- Lá lộc vừng ép lấy nước còn có tác dụng trị bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ.
- Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho và hạ đường huyết.
- Trái lộc vừng giúp kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật… Nếu dùng ngâm rượu ngậm sẽ chữa đau răng, đau nướu.
- Vỏ lộc vừng có công dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.
- Hạt lộc vừng cùng nước ép gừng có thể chữa cảm lạnh và đi tả. Ngoài ra, hạt này còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu, giang mai.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn truyền lại rằng: nếu bị trĩ có thể chữa khỏi bằng cách uống nước ép lộc vừng và đắp trực tiếp lá cây vào hậu môn giúp cầm máu, chống viêm, giảm sưng đau và thu nhỏ búi trĩ. Cụ thể như sau:
Thông tin hữu ích nên xem:
Cách dùng lá cây lộc vừng chữa bệnh trĩ
+ Chuẩn bị: Lá cây lộc vừng tươi khoảng 20g: cần chọn lá bánh tẻ là loại lá không quá già cũng không quá non sẽ cho hiệu quả tối đa. Gạc sạch.

+ Cách thực hiện:
- Lá lộc vừng đem ngâm rửa sạch với nước muối để đảm bảo an toàn, để ráo nước.
- Xay nhuyễn phần lá này, ép lấy nước uống hoặc nhai trực tiếp nuốt nước. Phần bã không được bỏ đi mà tận dụng đắp vào hậu môn rồi lấy một miếng băng gạc sạch cố định.
- Sau khoảng 15 – 20 phút thì tháo băng và rửa hậu môn sạch sẽ, thấm khô.
**Lưu ý: Người bệnh trĩ nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tiếp trong khoảng 1 tuần (7- 10 ngày) vừa dùng nước lá uống và đắp bã thuốc; sau đó tiếp tục ăn sống lá lộc vừng thêm khoảng 10 ngày nữa sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Dù áp dụng cách điều trị bệnh trĩ nào đi chăng nữa cũng không thể tách rời mà cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học; tăng cường vận động giúp tăng cường lưu thông máu và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng ngừa táo bón. Trị bệnh trĩ bằng lá lộc vừng là một phương pháp dân gian thường chỉ mang lại hiệu quả đối với bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ, ở giai đoạn bệnh nặng tốt nhất hãy gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
→ Bạn có muốn biết: Thuốc và cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất nên áp dụng hiện nay là gì không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!