Khi bệnh trĩ bước qua giai đoạn nặng, việc điều trị không còn đơn giản nữa. Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh, có thể là dùng thủ thuật, phẫu thuật…

Vậy bệnh trĩ nặng có dấu hiệu gì, đâu là cách điều trị phù hợp?. Hãy tham khảo một số thông tin ở bài viết bên dưới để trả lời những thắc mắc này.
Dấu hiệu của bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và viêm. Khoảng 50% người trường thành bị mắc bệnh trĩ. Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn nam giới. Trĩ có thể phát triển bên ngoài hoặc bên trong hậu môn. Dấu hiệu thường thấy nhất của trĩ chính là đau rát và khó chịu ở hậu môn. Một số khác có thể bị chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nó thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Các bác sĩ cho biết, nếu bệnh trĩ để lâu không điều trị thì rất dễ chuyển nặng và biến chứng.
Tham khảo một số dấu hiệu trĩ nặng để có cách xử lý kịp thời:
- Tắt mạch búi trĩ nội: Tắt mạch trĩ nội thường không phổ biến. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau sâu ở bên trong trực tràng và hậu môn. Có cảm giác có vật thể lạ nằm trong ống hậu môn. Khi bạn ấn tay vào thành trực tràng có thể cảm nhận thấy một khối cứng và có ranh giới rõ ràng với vung xung quanh.
- Tắt mạch trĩ ngoại: Nó có thể tạo nên một bọc máu hoặc có hiện tượng máu đông ở trong lòng mạch máu. Tắc mạch trĩ ngoại có thể khiến vùng hậu môn sung huyết và đau đớn.
- Trĩ sa nghẹt: Là hiện tượng búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài. Mạch máu có thể bị phù nề, do đó nó không thể tự tụt được vào trong lòng trực tràng.
- Viêm nhiễm hậu môn: Nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở búi trĩ, khe hậu mô và các khe nhú nằm bên trên đường lược. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là cảm giác nóng rát và co thít ở cơ hậu môn. Thông thường, trực tràng của hậu môn có thể rất đau, sưng to và có thể bị loét nhẹ.
- Bội nhiễm: Đây là trường hợp nếu búi trĩ lòi ra bên ngoài và chảy máu liên tục. Điều này rất dễ bị bội nhiễm, bởi vi khuẩn của phân và nước tiểu có thể nhiễm vào búi trĩ và gây bệnh.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo một số hình ảnh bệnh trĩ nặng ở bên dưới.



Cách chữa bệnh trĩ nặng được áp dụng
Khi bạn đã có các dấu hiệu của bệnh trĩ nặng thì các biện pháp điều trị tại chỗ không kê đơn có thể không có tác dụng. Một số biện pháp điều trị tại nhà như bổ sung chất xơ hay điều trị bằng mẹo dân gian cũng chỉ giúp hỗ trợ hạn chế các cơn đau. Lúc này bạn cần sự giúp đỡ từ y khoa chuyên môn. Hãy đến bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.
1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc
Thuốc men là cách chữa bệnh trĩ nặng khởi đầu. Nếu búi trĩ không có dấu hiệu bị viêm hay hoại tử bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống viêm, thuốc mỡ, thuốc đạn hay miếng đệm. Những sản phẩm này có thể chứa các thành phần chẳng hạn như hydrocortisone và lidocaine. Các chất này có thể giúp giảm đau và ngứa, ít nhất là nó có tác dụng giảm đau tạm thời.
Tuy nhiên, không sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trĩ nặng chứa steroid quá 7 ngày. Trừ khi bạn được hướng dẫn và nhận được sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen có thể được chỉ định. Nó có thể làm các cơn đau tạm thời và giúp bạn bớt khó chịu hơn.
Báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có xu hướng trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc.
2. Điều trị ngoại khoa không phẫu thuật
Một cách chữa bệnh trĩ nặng phổ biến là thắt búi trĩ bằng cao su. Đây là một thủ thuật ngoại trú cho bệnh trĩ nội. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải nằm viện để theo dõi sau khi hoàn thành thủ thuật.
Thủ thuật này làm giảm và cắt lượng máu để nuôi dưỡng búi trĩ. Khi nguồn máu cung cấp bị cắt đứt, búi trĩ sẽ co lại và tự rụng sau một thời gian. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su được chỉ định cho bệnh trĩ độ 2 trở lên. Tuy nhiên, nếu sau 3 đến 4 lần thắt búi trĩ mà các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên cân nhắc điều trị phẫu thuật.
Một thủ thuật điều trị bệnh trĩ nặng không phẫu thuật khác là trị liệu xơ cứng. Đây là liệu pháp mà bác sĩ sẽ tiêm một chất làm đông cứng vào búi trĩ. Điều này tạo ra một vết ngăn dòng máu nuôi dưỡng búi trĩ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ nặng không phẫu thuật khác, bao gồm:
- Làm đông búi trĩ bằng laser hoặc tia hồng ngoại.
- Đốt điện búi trĩ với máy đốt 2 cực.
- Liệu pháp đông lạnh búi trĩ.
- Cắt bỏ cơ thắt trong của búi trĩ.
Đặc điểm của các phương pháp này là không đau, bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi thủ thuật kết thúc. Thời gian hồi phục cũng khá nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là rất dễ tái phát.
3. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng phẫu thuật
Đối với bệnh trĩ nặng độ 3 trở lên, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phẫu thuật điều trị bệnh trĩ. Phẫu thuật loại bỏ trĩ có thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.

Hiện tại có một số cách phẫu thuật trĩ phổ biến như:
- Phẫu thuật chữa trĩ bằng sóng cao tần (HCPT): Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chiếu dòng điện cao tần vào khu vực búi trĩ để làm đông máu. Sau đó sẽ dùng dao điện để cắt bỏ búi trĩ.
- Phẫu thuật theo phương pháp Ferguson: Là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của hậu môn. Phẫu thuật này thường được chỉ định cho bệnh trĩ độ 3, 4 và bệnh trĩ tắc mạch.
- Phẫu thuật chữa bệnh trĩ nặng theo phương pháp Longo: Được đưa vào áp dụng vào năm 1993 được xem là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Phương pháp này hoạt động bằng cách giảm lưu lượng máu lưu thông đến búi trĩ. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ khâu lại niêm mạc hậu môn bị sa xuống nhằm khôi phục lại cấu trúc của hậu môn.
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng laser: Trường hợp này thường được chỉ định cho trĩ độ 4. Khi thực hiện bác sĩ sẽ chiếu chùm laser CO2 trực tiếp và búi trĩ nhằm chia nhỏ chúng ra. Điều này làm việc cắt trĩ bằng laser không mất quá nhiều máu và các mô xung quanh cũng ít khi bị ảnh hưởng.
Chi tiết về: Các phương pháp cắt trĩ tốt + hiện đại nhất hiện nay
Cách phòng ngừa bệnh trĩ nặng thêm hoặc tái phát
Ngoài điều trị, thì việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh cũng rất quan trọng. Nguy cơ tái phát bệnh trĩ có thể giảm đáng kể nếu phân của bạn được giữ mềm. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Dinh dưỡng: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chẳng hạn như trái cây và rau quả, cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Tương tự như vậy, uống nhiều nước giúp giữ phân mềm mại
- Tránh quá căng thẳng: Hạn chế căng thẳng, stress nhất là khi bạn đi đại tiện. Điều này có thể tạo ra áp lực ở tĩnh mạch trực tràng và gây ra trĩ.
- Đi vệ sinh khi cần thiết: Bạn nên đi đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu. Càng chờ đợi càng lâu, phân càng khô cứng và khó đi ra bên ngoài hơn.
- Hoạt động thể chất cần thiết: Đi bộ hoặc một môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông có thể giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Điều này hạn chế tối đa việc tái phát trĩ.
- Duy trì trong lượng cơ thể khỏe mạnh: Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bệnh trĩ của bạn.
Hy vọng một số cách chữa bệnh trĩ nặng mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh.
Có thể bạn đang quan tâm: Các loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay được chứng nhận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!