Trĩ là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Hiện nay cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền đang được nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao trong điều trị căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ trong y học cổ truyền
Theo quan niệm của y học cổ truyền nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ chính là do khí huyết trong cơ thể bị suy nhược, trì trệ làm cho mạch lạc bị giãn sa và gây ra hiện tượng chảy máu khi đi cầu. Cùng với đó sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể cộng thêm sự tác động của các yếu tố gây ngoại cảm, nội thương như chế độ ăn uống thiếu khoa học, táo bón lâu ngày, làm việc quá sức…cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến sự khởi phát của căn bệnh này.
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh nói trên, Y học cổ truyền cũng chia bệnh trĩ thành các thể như sau:
- Thể huyết ứ: Biểu hiện của dạng bệnh này là bệnh nhân bị đi ngoài ra máu nhỏ giọt, đau tức ở hậu môn kém theo tình trạng táo bón kinh niên.
- Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có triệu chứng sưng đỏ ở hậu môn, búi trĩ bị sưng to, sa trĩ, đau quặn bụng , táo bón và nước tiểu có màu đỏ.
- Thể khí trệ, huyết ứ tức khí huyết hư đều: Trường hợp này thì đi cầu ra máu kéo dài dẫn đến thiếu máu. Bệnh nhân thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng, trong người mệt mỏi, bị đứt hơi khi nói chuyện.
Với mỗi thể bệnh thì sẽ có những bài thuốc chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền khác nhau dựa trên những kinh nghiệm dân gian phong phú mà người xưa truyền lại. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị căn bệnh này đã được kiểm chứng qua bao đời và cho thấy hiệu quả tích cực. Người bệnh có thể tham khảo và tìm ra cách chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền phù hợp nhất với cơ địa và dạng bệnh trĩ mà mình mắc phải.
3 cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền
1. Cách chữa bệnh trĩ thể huyết ứ
– Dùng 30g lá bỏng kết hợp với cỏ nhọ nồi, ngải cứu sao khô và lá bá trắc sao khô mỗi vị 10g. Lấy thuốc sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang để chữa chứng đi cầu ra máu.
Cỏ nhọ nồi được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
– Hoặc chuẩn bị các bài thuốc gồm 20g sinh địa; đương quy, bạch thược, hoa hòe đen mỗi vị 12g; Chỉ xác, hồng hoa, đào nhân mỗi vị 8g; Đại hoàng 4g. Sắc với 5 chén nước , khi thuốc cạn còn 2 chén thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt trừ thấp và hoạt huyết chỉ thống.
2. Cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền đối với thể thấp nhiệt:
– Lấy 15g hòe hoa, 10g trắc bá diệp, 10g hoàng bá, 10g chỉ xác, 10g kinh giới. Các vị thuốc trên tạo thành một thang sắc uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng sau khoảng 1 tháng sẽ bắt đầu thấy được kết quả khả quan.
– Hoặc dùng bài thuốc chứa các vị 12g hoàng bá 12g ,12g hoàng liên, 16g sinh địa, 10g đương quy, 12g trạch tả, 6g đại hoàng ,8g đào nhân, 12g xích thược. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
3. Bài thuốc chữa bệnh trĩ thể khí huyết hư đều
– Dùng cam thảo, đương quy, bạch truật ( mỗi vị 12g) kết hợp với thăng ma và hoàng kỳ ( mỗi vị 10g), sài hồ ( 8g). Đem các nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị chia làm 3 lần uống trong ngày.
Vị thuốc cam thảo
– Hoặc lấy 20g sinh địa; đương quy , bạch thược, hòe hoa mỗi vị 12g; chỉ xác, đào nhân, hồng hoa mỗi vị 8g; đại hoàng 4g. Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.
Trong quá trình dùng các bài thuốc trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền kể trên bệnh nhân cần kiêng ăn đồ cay nóng và các thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để chống táo bón. Cùng với đó, tăng cường các hoạt động thể chất để khí huyết lưu thông tốt, giảm áp lực lên búi trĩ, nâng cao thể trạng. Ngoài ra có thể áp dụng thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.
Ưu nhược điểm phương pháp y học cổ truyền trị trĩ
– Ưu điểm:
- Đã được kiểm chứng qua nhiều đời: Các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền đã được người xưa truyền lại dựa trên kinh nghiệm dân gian rất phong phú của mình. Trải qua bao đời các thế hệ đã sử dụng những bài thuốc trên và cho thấy những hiệu quả nhất định nên chúng mới được lưu truyền cho đến ngày nay.
- An toàn cho sức khỏe: Các bài thuốc chữa bệnh đều được điều chế từ các vị thuốc thảo dược tự nhiên lành tính nên không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây.
- Chi phí điều trị vừa phải: Do các vị thuốc đều có sẵn trong tự nhiên nên chi phí chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền cũng không cao. Mọi đối tượng có thể sử dụng thuốc mà không phải băn khoăn đến vấn đề tài chính của mình.
- Điều trị bệnh trĩ tận gốc: Y học cổ truyền chú trọng điều trị vào căn nguyên của bệnh nên cho hiệu quả tận gốc và lâu dài. Đồng thời hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.
– Nhược điểm:
– Lâu cho kết quả: Việc điều trị bệnh có thể kéo dài vài tháng hoặc cả năm mới thấy tiến triển do hiệu quả sử dụng thuốc thảo dược phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh của người sử dụng.Đây chính là lý do giải thích tại sao không phải bệnh nhân nào cũng đủ kiên trì để theo đuổi phương pháp chữa bệnh này.
– Cầu kì trong nguyên liệu và cách làm thuốc: Theo dõi các bài thuốc ở trên bạn dễ dàng nhận thấy mỗi bài thuốc đều chứa rất nhiều vị khác nhau. Các vị thuốc cũng cần đong đếm cho thật chuẩn và trải qua quá trình sắc uống nên rất mất thời gian.
– Khó uống: Một số vị thuốc khá đắng nên không phải ai cũng chấp nhận được mùi vị của thuốc dân gian.
– Không có hiệu quả với người bị trĩ nặng: Với những người mắc bệnh trĩ độ 3, độ 4 thì việc dùng thuốc Y học cổ truyền chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứ không giúp búi trĩ co trở lại hiện trạng ban đầu. Ở giai đoạn này hầu hết bệnh nhân phải nhờ đến phương pháp phẫu thuật.
Từ những phân tích, nhận định trên có thể thấy dù có nhiều ưu điểm song cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn mà nhiều bệnh nhân không chấp nhận được. Trước khi áp dụng cách chữa bệnh này bệnh nhân nên xem xét giữa cái được và cái mất của phương pháp này so với những cách chữa bệnh khác để lựa chọn cho riêng mình một phương pháp chữa bệnh trĩ thích hợp nhất.
NGƯỜI BỆNH NÊN THAM KHẢO THÊM
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả đang được các chuyên gia khuyên dùng
- Chữa bệnh trĩ bằng nha đam– coi chừng rước họa vào thân
- Hướng dẫn cách đẩy búi trĩ vào trong khi bị lòi ra
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!