Bệnh trĩ ngoại đặc trưng với những búi trĩ căng phồng xơ cứng xuất hiện thường trực ở hậu môn. Bệnh thường gây đau đớn và rất khó chịu. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà áp dụng cách điều trị bệnh trĩ ngoại phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu về một số dấu hiệu nhận biết, các biến chứng và phương pháp để có thể loại bỏ hoàn toàn những phiền toái mà căn bệnh này mang lại.
Bệnh trĩ ngoại là một trong 3 dạng bệnh trĩ cùng với bệnh trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trĩ ngoại hình thành do các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc làm xuất hiện các búi trĩ bị phồng to, sẫm màu và xơ cứng.

Tùy từng mức độ bệnh, các triệu chứng trĩ ngoại ảnh hưởng ít, nhiều hoặc nghiêm trọng đối với sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Cách nhận biết bệnh trĩ ngoại
Không khó để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại, bởi vì ngay từ đầu nếu để ý thì người bệnh đã có thể biết mình mắc bệnh với sự xuất hiện của búi trĩ mềm nhỏ bằng cách sờ vào hậu môn. Cũng tùy vào tiến triển của bệnh mà bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Các búi trĩ nhô ra bên ngoài viền hậu môn có đặc điểm nhỏ và mềm.
- Sang giai đoạn 2: Các búi trĩ trở nên ngoằn ngoèo hơn khiến người bệnh cảm thấy vướng cộm, nóng rát và khó chịu.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ bị tắc, dẫn đến tình trạng chảy máu và gây đau đớn.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm và có nguy cơ gây biến chứng cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại
Người mắc bệnh trĩ ngoại ngoài việc phải gánh chịu những khó chịu, đau đớn khi các búi trĩ luôn ở bên ngoài ống hậu môn thì còn có nguy cơ bị:
- Nhiễm trùng máu.
- Lở loét hậu môn.
- Mắc ung thư hậu môn khiến tính mạng bị đe dọa.
Do đó, cần phải phát hiện sớm để việc điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay
Sau khi thăm khám, tùy đặc điểm của người bệnh mà áp dụng cách điều trị bệnh trĩ ngoại phù hợp. Hiệu quả thường phụ thuộc vào các yếu tố:
- Cấp độ trĩ ngoại.
- Cơ địa của bệnh nhân.
- Sự kiên trì của người bệnh.
- Các yếu tố khác có liên quan như: Ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện…
Từ đó, các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị thích hợp, tiến tới dứt điểm bệnh. Và hiện nay, để chữa bệnh trĩ ngoại người ta phân ra 2 cấp độ nặng nhẹ như sau.
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ nhẹ
Trĩ ngoại độ nhẹ được ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc: Đó có thể là thuốc đặt, nhưng được sử dụng nhiều nhất là thuốc uống kết hợp với thuốc bôi.

Thuốc uống chữa bệnh trĩ ngoại
Bác sĩ thường kê đơn thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có chất vitamin P (Rutin) và các chất chiết xuất từ thực vật có tên Flavonoid với công dụng: Đem lại công dụng tăng khả năng thẩm thấu, tăng độ chắc của thành tĩnh mạch đồng thời làm giảm phù nề và sưng tấy.
Thuốc bôi trị trĩ ngoại
Đây là các loại thuốc mỡ bôi lên phần da tổn thương sau khi đã được ngâm nước ấm khoảng 15 phút với tác dụng: Giảm đau, giảm ngứa, chống viêm và sát trùng.
– Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại cần áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi dùng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn; nếu bỏ giữa chừng thì làm mất hiệu quả, nhờn thuốc và gây khó khăn cho việc chữa trị bề sau.
– Bên cạnh đó, một số trường hợp bị mắc bệnh về đường tiêu hóa như: viêm đường ruột, táo bón, viêm đại tràng,… thì cần điều trị đồng thời nhiều bệnh và việc dùng thuốc cũng cần lưu tâm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này yêu cầu sự kiên trì, đa số ít ai có thể theo tới cùng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích bạn nên cố gắng thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả cao hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
2. Điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ nặng
Với trĩ ngoại cấp độ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài, sưng, đau, chảy máu…
– Cần áp dụng phương pháp chữa trị ngoại khoa, bởi uống thuốc không thể giải quyết bệnh. Để lâu càng làm tình trạng bệnh nặng hơn do viêm nhiễm, lở loét,…
– Điều trị bệnh trĩ ngoại nặng bằng ngoại khoa bao gồm:
- Chích xơ búi trĩ.
- Thắt trĩ bằng vòng cao su.
- Phẫu thuật cắt trĩ.
- Phẫu thuật Longo,…
– Nhưng đối với trĩ ngoại không có nhiều sự lựa chọn chữa trị. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.

– Việc thực hiện cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như:
- Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, đồng thời bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.
- Sau khi cắt trĩ, hai mép vết thương có thể được khâu đóng (theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ và đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng thì khâu đóng theo chiều ngang: hoặc để hở.
– Quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ ngày nay có nhiều thay đổi: Bên cạnh nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn thì phần trĩ ngoại có thể được để lại, khi uống thuốc chúng dần sẽ bị teo do sự thông nối với phần trĩ nội đã bị cắt đứt.
3. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt
Dù áp dụng cách điều trị bệnh trĩ ngoại nào đi chăng nữa thì người bệnh vẫn phải luôn luôn lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bởi chúng hỗ trợ rất nhiều, giúp rút ngắn thời gian chữa trị; bên cạnh đó còn ngăn chặn khả năng bệnh tái phát trở lại.
Đối với ăn uống
Người mắc bệnh trĩ ngoại trong ăn uống cần lưu ý:
– Uống nhiều nước hơn. ( từ 2-3 lít nước mỗi ngày)
– Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ hơn.
– Tránh thức ăn cay nóng nhiều gia vị.
– Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, đồ uống có gaz, các chất kích thích khác,…
Đối với sinh hoạt
Để hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại và tránh làm bệnh nặng thêm, người bệnh cần tập thói quen:
– Đại tiện mỗi ngày 1 lần.
– Vệ sinh hậu môn đúng cách.
– Tăng cường tập thể dục thể thao, nên vận động thường xuyên. Với nhân viên văn phòng, công nhân may mỗi tiếng nên đi lại vài phút,…
– Bên cạnh đó cần giữ tâm lý thoải mái, thư giãn và tránh thức khuya bởi chúng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Với những thông tin và cách chữa bệnh trĩ ngoại ở trên, hy vọng sẽ là kênh tham khảo hữu ích cho người bệnh. Khi thấy dấu hiệu bệnh, cách tốt nhất cần làm là tới gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ tình trạng bệnh của mình và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bị trĩ ngoại độ 3, sắp qua độ 4 làm sao chữa dứt điểm bác sĩ?
Ở giai đoạn nặng này, bạn cần đi thăm khám thường xuyên, nếu dc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngoại cho bạn.
ở hậu môn tôi có bị sưng lên một chút, hình như có nhô 1 miếng thịt ra như hạt đậu, có phải tôi bị bệnh trĩ ngoại rồi ko? nếu bị, thì đang ở giai đoạn nào? làm sao chữa trị. Bác sĩ tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!
Khả năng cao Đào Duy Anh đã mắc bệnh trĩ ngoại, bệnh này ở giai đoạn một cũng lòi trĩ vậy vậy, bạn cần đi thăm khám để xác định đúng tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu ở giai đoạn trĩ ngoại độ 1, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dân gian như dùng rau diếp cá, tập luyện, kết hợp kiêng khem, loại bỏ các nguyên nhân bệnh.
Ở hậu môn tôi có lồi ra 1 phần thịt sờ vào thì hơi mềm, khi đi vệ sinh thỉnh thoảng có 1 chút rát. Vậy có phải tôi bị bệnh trĩ không và ở giai đoạn nào
Mô tả của bạn rất giống với triệu chứng của bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, lúc này biểu hiện chưa rõ ràng, ngồi thấy hơi đau, rờ thấy có lòi 1 chút thụt, mềm mềm, đi vệ sinh lâu lâu thấy rát. Bạn có thể áp dụng một số cách trị bệnh trĩ ngoại tại nhà, thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều xơ, uống nhiều nước, tăng cường vận động, thư giãn. tránh ngồi nhiều….
tình trạng như của mình líc đầu nó đau 4 ngày . sau 4 ngày nó sưng lên u lên và đỏ . rất đau và rát khi di chuyển . đau nhất là khi đi đại tiện . z tình trạng này phải chữa trị như thế nào . cảm ơn bạn rất nhiều
Bạn nên đi khám ngay, đây có thể là triệu chứng trĩ ngoại, nhưng cũng có thể là do apxe hậu môn, qua lời nói không thể chẩn đoán chính xác được. Việc cần làm bây giờ là đi khám để được kiểm tra chính xác và điều trị.
Lúc trước khoảng 1 năm vùng hậu môn của em có thấy phần thịt lòi ra, sờ vào mềm nhưng không đau. Cách nay 3 tuần sau khi em sinh em bé thì bị tắt vệ sinh 5 ngày. Sau khi đi vệ sinh được thì cục thịt đó lớn hơn tí và bị rát ( do tắt nên phân cứng và to ) , đi vệ sinh thì có ra ít máu tươi. Cho em hỏi có phải em bị trĩ không hay bị nứt kẽ hậu môn ạ.
Thưa bác sĩ. Con có 2 mụt ở hậu môn 1 mụt thì như thịt dư vậy đụng vào không có cảm giác đau rát hay ngứa gì cả rất bình thường. Còn mụt kia thì lại đau khi chạm có cảm giác ngứa, và cảm giác nó cứng hơn mụt kia ạ, mỗi lần đi vệ sinh ra máu nhìu và có cãm giác nóng rát ạ. Con có đi thăm khám ở 1 bệnh viện sau khi nội sôi và xem thì bảo chỉ miếng da thừa còn chảy máu là do Nứt kẻ hậu môn ạ. Mỗi lần mà con đi phân cứng là bị ạ. Vậy con có nên thăm khám những bệnh viện tốt hơn không ạ.
Bác sỹ cho em hỏi. Cách đây khoảng 3 4 hôm e đi vs xong thì không đau. Nhưng sau đó tự nhiên e sờ thấy 1 phần thịt nhỏ sưng lên ở phía ngoài ngoài vùng hậu môn. To hơn hạt ngô chút. Khô và có đau ạ. Đi vs bình thường không đau. Chỉ có đụng vào mới đau. Bs cho em hỏi có phải bị trĩ không ạ.
trĩ rồi bạn ơi. Bạn mua thuốc uống luôn đi nhé, mình cũng đã từng bị như thế xong chủ quan nghĩ không sao, giờ thì đau ko đi làm được. 2 ngày nay phải uống thuốc với ngâm hậu môn, mới thấy dễ chịu hơn tí