Bệnh trĩ ở trẻ em và cả người lớn nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị rất dễ dàng. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ, nếu ‘chẳng may’ mắc bệnh, có thể áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em dưới đây.
Nhầm tưởng rằng: Chỉ có người lớn mới bị bệnh trĩ, song trên thực tế không ít trường hợp trẻ thăm khám được chẩn đoán bị bệnh trĩ. Đáng tiếc, nhiều bậc phụ huynh không quan tâm hoặc chủ quan để con em mình bị bệnh trĩ ở cấp độ nặng. Việc điều trị bệnh trĩ cho trẻ ở giai đoạn này rất khó khăn, nguy hiểm và tốn kém.
Chảy máu, khối sa ở hậu môn có màu đỏ tươi là dấu hiệu sa trực tràng. Nhưng hãy cẩn thận, chúng cũng có thể là triệu chứng bệnh trĩ bởi có biểu hiện tương tự nhau.
>>Nên biết: Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bố mẹ nên biết
Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
1 – Điều trị ban đầu
❖ Loại bỏ các thói quen xấu cho trẻ:
- Nhiều bà mẹ thường cho trẻ ngồi bô quá lâu, đó là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành. Do đó, đầu tiên hãy khắc phục thói xấu này.
- Nhịn đại tiện cũng là thói quen của nhiều bé, vì tâm lý sợ bẩn hoặc sợ/ngại không dám xin phép cô. Vì thế mà các mẹ hãy giúp trẻ giải tỏa tâm lý này.
❖ Nên thực hiện các lời khuyên hữu ích sau:
- Điều trị táo bón cho trẻ nếu có. Bởi táo bón khiến triệu chứng bệnh trĩ ngày càng trở nên trầm trọng hơn; đồng thời gây nứt kẽ hậu môn đau đớn. Bằng cách nào? Hãy ưu tiên các biện phá p tự nhiên với chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều rau củ quả tươi giàu chất xơ và cho trẻ uống nhiều nước hơn.
- Tập cho trẻ thói quen đại tiện hàng ngày, vào khung giờ cố định. Nếu trẻ đại tiện khó, hãy xoa bụng cho trẻ mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút: Cho trẻ nằm ngửa, dùng gốc bàn tay áp sát vào phần cơ bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, trước khi đi ngủ và sau mỗi lần đại tiện nên dùng nước ấm để rửa hậu môn. Các mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc xông hơi trị trĩ từ thảo dược thiên nhiên như: Rau diếp cá, rau mùi, lá sung,…
2 – Bước tiếp theo
Nếu đã thực hiện các cách trên, song chứng táo bón không được cải thiện và dấu hiệu bệnh trĩ không thuyên giảm thì tốt nhất hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Không nên chậm trễ, bởi một khi biểu hiện bệnh nặng thì việc điều trị sẽ không dễ dàng, tốn kém và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cùng vấn đề đại tiện sau này.
Chính vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh trĩ và thử khắc phục bằng thói quen ăn uống sinh hoạt mà không hiệu quả thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Căn cứ vào triệu chứng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh trĩ cho trẻ phù hợp nhất.
**Lưu ý: Không tự ý mua thuốc chữa bệnh trĩ cho trẻ tại nhà khi chưa được sự cho phép của người có chuyên môn.
>>Có thể bạn quan tâm: Bị bệnh trĩ khám ở khoa nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!