Trong số các phương pháp điều trị đi ngoài ra máu hiện nay thì những cách trị đi cầu ra máu tại nhà bằng liệu pháp tự nhiên như dùng thuốc dân gian, luyện tập và cải thiện chế độ ăn uống …rất thích hợp cho những trường hợp bị nhẹ, người bệnh nên áp dụng ngay khi mới mắc sẽ đạt được hiệu quả nhanh và tốt hơn.

Một số nguyên nhân đi ngoài ra máu thường gặp
Đi ngoài ra máu (hay còn gọi là đi vệ sinh, đi ỉa, đi nặng, đi cầu, đi đại tiện ra máu) không hiếm gặp. Máu ra ngoài có thể là máu đỏ tươi hoặc đôi khi lại có màu đen. Vậy chứng đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?
Trường hợp đi ngoài ra máu tươi:
Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi liên quan đến bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như:
- Trĩ: Trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây đi ngoài ra máu tươi. Máu có thể chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia. kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, có cục thịt nhỏ lồi ra bên ngoài.
- Nứt kẽ hậu môn: Đây là tình trạng hậu môn xuất hiện những vết nứt, rách hoặc loét có kích thước từ 0, 5-1cm. Vết nứt này gây đau và chảy máu ở hậu môn, đặc biệt là những lúc bị táo bón phải rặn mạnh khi đi cầu.
- Do polyp đại trực tràng: Bệnh có sự xuất hiện của một khối u nhỏ trong đường ruột ( thường là lành tính). Chứng đi ngoài ra máu, đau quặn bụng, tiêu chảy chính là những biểu hiện đến sớm của căn bệnh này.
- Ung thư đại trực tràng: Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh nhân nên đề phòng với căn bệnh này khi gặp các biểu hiện như đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân nhanh, đau bụng, cơ thể mệt mỏi …
- Bệnh kiết lỵ: Thường gây ra hiện tượng đại tiện ra máu kèm theo các triệu chứng có chất nhầy trong phân, đi ngoài nhiều lần trong ngày, hay bị đau bụng, mót rặn, đau hậu môn khi đi ngoài,…
- Viêm đại tràng: Căn bệnh này chỉ tình trạng tổn thương ở niêm mạc đại tràng do bị nhiễm khuẩn ,sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay do ảnh hưởng của các căn bệnh viêm ruột khác. Bệnh thường có xu hướng phát triển thành mãn tính rất khó điều trị triệt để.
Trường hợp đi ngoài ra máu đen:
Hiện tượng đi cầu ra máu đen (phân đen) thường do bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ra:
- Xuất huyết dạ dày: Máu ra ngoài có thể theo đường miệng hoặc ra ngoài theo đường đi của phân. Nó có màu đen như bã cà phê và khiến phân có mùi hôi thối khó chịu.
- Nhồi máu ruột non: Bệnh gây đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng đi cầu ra máu đỏ tươi hoặc máu đen. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Các nguyên nhân khác: Bệnh máu trắng, bệnh máu không đông và một số căn bệnh nhiễm trùng
Có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết và tìm ra nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình chữa đi ngoài ra máu.
3 cách điều trị đi ngoài ra máu tại nhà hiệu quả
Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nhiều máu, thiếu máu, tụt huyết áp hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong do mắc các căn bệnh ung thư quá nặng. Chính vì vậy chúng ta không nên lơ là, chủ quan khi gặp phải triệu chứng này. Việc đi khám để được điều trị bệnh một cách khoa học là điều cần thiết . Tuy nhiên nếu chưa kịp tới bệnh viện, bạn có thể tạm thời đối phó bằng những cách trị đi cầu ra máu tại nhà đơn giản dưới đây:
1. Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng các bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên để chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà mang lại hiệu quả an toàn tuyệt đối cho người bệnh, đặc biệt là cho những trường hợp bị nhẹ. Dưới đây là 3 mẹo chữa đi ngoài ra máu đang được tin dùng:
– Dùng bài thuốc từ rau diếp cá:
Rau diếp cá được xem là khắc tinh của các căn bệnh đường tiêu hóa nhờ tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa…Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bảo Long Hà Nội thì bài thuốc từ rau diếp cá có tác dụng tốt đối với những người hay bị đi ngoài ra máu do mắc táo bón, bị bệnh trĩ hay sử dụng nhiều bia rượu…
- Chuẩn bị: 100g rau diếp cá
- Cách thực hiện:
Rửa sạch rau diếp cá và ngâm qua nước muối pha loãng. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn với 1 ly nước , lọc bỏ bã uống trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Bác sĩ Trường khẳng định áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối trong 3 ngày liên tiếp tình trạng đi ngoài ra máu sẽ được cải thiện.
– Cách trị đi cầu ra máu tại nhà bằng ngải cứu:
Trong y học cổ truyền, ngải cứu được xem là một vị thuốc quý có tác dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các căn bệnh đường tiêu hóa như trĩ, đi cầu ra máu, táo bón…Lá ngải cứu có vị hơi đắng, tính ấm và có tác dụng kháng viêm, giảm đau, nhuận tràng. Bạn có thể áp dụng cách điều trị đi ngoài ra máu bằng ngải cứu theo 2 cách dưới đây:
+ Bài thuốc đắp ngoài:
- Nguyên liệu: 1 nắm cây ngải
- Cách thực hiện:
Số ngải cứu đã chuẩn bị cần đem rửa cho thật sạch và ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cắt nhỏ ngải cứu ra và đem giã nát rồi đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định thuốc trong ít nhất 30 phút , sau đó tháo ra rồi rửa lại cho sạch sẽ.
+Xông hơi lá ngải cứu chữa đi ngoài ra máu:
- Chuẩn bị: Ngải cứu, lá sung, lá lốt, khúc tần mỗi loại 1 nắm; Nghệ vàng 1 củ; Nước bồ kết đặc 1 chén
- Cách thực hiện:
Các vị thuốc trên đem rửa sạch và thái nhỏ, riêng nghệ tươi giã nát ra. Sau đó cho tất cả ( trừ nước bồ kết )vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước nấu sôi kĩ trong 10 phút. Cuối cùng mới cho nước bồ kết vào đun sôi trở lại thì tắt bếp. Gạn nước thuốc vào trong 1 cái bô rồi ngồi lên đó xông sau khi đã rửa hậu môn sạch sẽ. Mỗi ngày xông khoảng 20 phút là được.
– Dùng rau sam chữa đi ngoài ra máu tươi:
Rau sam được ghi nhận có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận trường, lợi tiểu. Loại thảo dược này thường được sử dụng để trị lở ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận , đại tiện ra máu…
- Chuẩn bị: 100g rau sam, đường hoặc mật ong
- Cách thực hiện:
Cách điều trị đi ngoài ra máu tại nhà bằng rau sam khá đơn giản, bạn đem giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt dùng uống khi đói bụng mỗi ngày 1 lần.
**Lưu ý: Rau sam có tính hàn không thích hợp dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người có tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.
2. Cách chữa đi ngoài ra máu tươi bằng các thực phẩm có lợi
Khi bị đi ngoài ra máu người bệnh cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cơ thể tái tạo lại hồng cầu. Thêm vào đó, một số loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giúp người bệnh giảm bớt được tình trạng đi cầu ra máu. Dưới đây là danh sách các thực phẩm có lợi nên được bổ sung vào chế độ ăn khi bị bệnh:
- Rau xanh và hoa quả tươi: Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chất xơ giúp giữ nước trong đường ruột và làm mềm phân, kích thích nhu động ruột co bóp đẩy phân ra ngoài dễ dàng, nhờ vậy mà chứng đi cầu ra máu cũng từ từ giảm bớt.
- Sữa chua: Bổ sung probiotic cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống táo bón và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Người bị đi ngoài ra máu nên ăn rau khoai lang
- Thực phẩm chứa nhiều magie: Dưỡng chất này có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và chống táo bón rất cần thiết cho người đang mắc chứng đi ngoài ra máu. Trong đó rau đay, khoai lang, ngọn rau lang, mồng tơi…là những thực phẩm cực giàu magie bạn không nên bỏ qua.
- Cam, quýt, lê, táo, dâu tây và các loại rau có màu xanh là đậm: Những loại thực phẩm này giúp bổ sung một lượng lớn vitamin C cho cơ thể. Vitamin C vừa có tác dụng tăng sức đề kháng, phòng chống viêm nhiễm lại giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn để tái tạo lại lượng máu đã mất khi đi ngoài.
- Các thực phẩm chứa nhiều sắt: Động vật thân mền, gan, thịt bò…là những thực phẩm bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể. Thường xuyên ăn những thực phẩm này người bệnh sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu khi mắc căn bệnh này.
Trong quá trình ăn uống cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thức uống không có lợi cho hệ tiêu hóa như: Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ chua cay, socola, bia rượu.
3. Tập thể dục đúng cách cũng giúp điều trị đi ngoài ra máu
Một số người cho rằng khi đang bị đi cầu ra máu thì chúng ta không nên tập thể dục và hạn chế vận động. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi theo các chuyên gia việc luyện tập đúng cách không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và đẩy lùi chứng bệnh đi ngoài ra máu.
Thông qua các hoạt động thể lực vừa sức như đi bộ, chạy chậm, tập yoga, ngồi thiền…khả năng tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Từ đó giúp người bệnh tránh được các bệnh lý ở hậu môn trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ và chứng đi ngoài ra máu. Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 30 phút dành cho hoạt động này.
Nếu đi ngoài ra máu nhiều hãy gặp bác sĩ ngay
Nếu bạn gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhiều, kèm theo các dấu hiệu:
- Da xanh
- Mạch đập nhanh
- Huyết áp tụt
- Ngất xỉu,…
Cần đưa đến các bệnh viện nơi gần nhất để có phương án ứng phó kịp thời. Không nên chần chừ hoặc tự sơ cứu tại nhà có thể khiến bệnh nhân bị mất máu nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
Hy vọng, với những thông tin về nguyên nhân cách điều trị đi ngoài ra máu ở trên có thể giúp bạn nhận diện được tình trạng bệnh của mình và có cách xử lý phù hợp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
▶ Bạn có thể tham khảo:
mỗi lần đi vệ sinh là t lại thấy máu đỏ tươi ở phân, xin hỏi hiện tượng này có nguy hiểm không? nguyên nhân là gì và làm sao điều trị? xin cảm ơn!
Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu tươi ở phân kéo dài, bạn nên đi khám xem, có thể nó là dấu hiệu của bệnh trĩ nội hoặc viêm trực tràng.
Khoảng 2 tháng gần đây tôi thấy chán ăn, cơ thể gầy đi rõ rệt, đặc biệt đi đại tiện phân có lẫn dính máu, thấy đọc ở trên biểu hiện của tôi khá giống với ung thư trực tràng, cho hỏi làm sao biết mình có bị ung thư trực tràng hay không?
Đi khám đi bác, tới các bệnh viện lớn, có chuyên khoa hậu môn trực tràng, ở đó họ có đủ khả năng phát hiện ra bệnh ung thư trực tràng cho bác đó ạ.
Tuần trước và tuần này tôi thường hay đi cầu ra máu nhưng lại không có biểu hiện chán ăn. Phân không dính máu nhưng khi đi xong thì bắt đầu chảy. Có khi nào tôi bị trĩ không các bác ? Tư vấn giúp tôi với
Không biết bạn có bị táo bón không? Nếu có nên chữa trị ngay, bởi để lâu có thể làm tổn thương hậu môn dẫn tới bệnh trĩ. Bạn có thể tham khảo một số cách ở đây https://www.trangtinbenhtri.com/thuoc-tri-tao-bon-dut-diem.html
Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp ở trên, để xử lý chứng đi ngoài ra máu hiện tại của mình ở trên.
Khoảng 1 tuần nay e đi đại tiện rất khó khăn vì cảm giác đau ở hậu môn . Cảm giác như hậu môn bị sưng và nóng đỏ . Nếu phân hơi rắn có khi chảy máu khi lấy giấy thấm . Em đang băn khoăn ko biết mình có bị trĩ hay bị gì hay ko , mong bác sĩ tu van chỉ giúp ah và cách chữa hậu môn sưng tấy đỏ này như thế nào ạh .
Bạn cần ăn uống đồ mát, nhiều chất xơ để tránh táo bón. Đồng thời, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, có thể dùng nước để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh, ko dùng giấy cứng, thô để lau. Hạn chế ngồi lâu, ngồi quá nhiều, nên đi lại nhẹ nhàng thường xuyên để máu lưu thông, tránh áp lực ở khu vực hậu môn.
Đây có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh trĩ, nếu áp dụng các biện pháp trên, duy trì lâu dài, thì bệnh sẽ dứt và không tái phát nữa.
E bị đau bụng .tieu chảy.có 1 ít máu ở phân.cho e hỏi.e bị bệnh gì vậy ạ
E bị đau bụng .tieu chảy.có 1 ít máu ở phân.cho e hỏi.e bị bệnh gì vậy ạ.e bị đau 2 ngày rôi ạ
Lúc trước cách vài thág tui bị cầu ra máu sau đó thì hết ko bị nũa mà sao bây giờ tui có hiện tượng chán ăn vs đi cầu ra máu rất nhiều ,hôm ra máu thì tui bị đau bụng và đi cầu mà khi cầu thì tui phải rặn thật mạnh thì phân mới ra tui lại thấy trên phân dính 1 it máu sau đó thì tui cảm thấy đau hậu môn và máu chảy rất nhiều nhưng nó chảy thành giọt cứ vậy nó chảy ra hoài nên tui phải lấy giấy kẹp vô 1 lát sau nó mới hết vậy thì xin hỏi đây là bị j và cách chữa xin cảm ơn.
Xin chào bác sĩ , cách đây mấy tháng e có bị đi ngoài ra máu vài lần , gần đây cách tầm 2 tháng nay e bị viêm họng nên uống thuốc kháng sinh thì lại bị đi ngoài lẫn máu tươi, sau khi dừng thuốc thì lại bình thường . 3 hôm này e đi vệ sinh lại phát hiện có máu tươi , đi vệ sinh xong k có cảm giác đau rát, bác sĩ cho em hỏi biểu hiện như vậy là bệnh gì ah ? Công việc của e thì phải ngồi lâu và làm ca đêm liệu nó có liên quan tới bệnh này không ah ?
Thưa bác sĩ,e bị đi ngoài ra máu thất thường,ko đau rát,ăn uống thì bình thường ạ, chỉ thấy vùng hậu môn nóng khi đi ngoài xong, triệu chứng của e có đáng ngại ko bác sĩ
tôi đi cầu ra máu kiểu như bị nứt hậu môn, phân không đinh máu, mảu chỉ ra nhỏ dọt nhỏ, xin hỏi chưa bệnh này như thế nào.
Con tôi bị táo và khi đi đại tiện xong thì có máu tươi.cho hỏi con tôi bị bệnh gì k ạ
Mỗi lần vận động mạnh vùng cơ bụng, tôi hay bị đi cầu ra máu tươi. Ko biết nguyên nhân tại sao? Mỗi lần đi đều có hiện tượng rát nơi vùng hậu môn.
Mỗi lần đi vệ sinh xong chùi hết phân thì đến phần máu đỏ 😥 tốn nhiều giấy chùi máu hơn là chùi *** cảm thấy đau rát nhẹ mỗi khi chùi hết đc phần máu