Bà bầu dễ bị táo bón khi bước vào giai đoạn thai kỳ và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Trang bị kiến thức về cách phòng ngừa táo bón khi mang thai là hoàn toàn cần thiết nếu không muốn gặp phải rắc rối về đường tiêu hóa này.

Theo Bs Hoàng Trung Hiếu – Bệnh viện Đại học Y dược Huế: Dưới sự tác động của hormon thai kỳ progesterone khiến nhu động ruột hoạt động kém, cùng với triệu chứng ốm nghén làm cơ thể mất nước nhiều và thói quen ăn uống bất hợp lý với nhiều sắt, canxi song lại thiếu hụt nước và chất xơ,… thì bà bầu là đối tượng dễ bị táo bón hơn cả.
Ngoài việc gây bức bối khó chịu thì chất thải nếu không được đào thải ra ngoài có thể gây độc cho thai nhi, việc rặn mạnh có thể gây sẩy thai và nguy cơ cao bị bệnh trĩ khi táo bón kéo dài không được khắc phục,… Chính vì vậy, biết và thực hiện đúng những nguyên tắc giúp phòng ngừa táo bón khi mang thai là điều mà mỗi bà mẹ cần phải biết.
3 cách phòng ngừa táo bón khi mang thai
1 – Phòng táo bón bằng chế độ ăn uống hợp lý
Tác động không nhỏ – chế độ ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân chính gây táo bón, và khi mang thai thì chúng càng thể hiện rõ nét hơn. Do đó, phụ nữ mang thai cần lưu ý:
✓ Nên:
- Uống từ 8-12 cốc nước mỗi ngày, tuy nhiên cũng không cố định tùy trọng lượng cơ thể và nhu cầu, cũng như thức ăn hàng ngày. Nên uống nhiều nước hơn khi uống viên sắt hoặc canxi. Điều này giúp phòng chống táo bón khi mang thai rất hiệu quả.
- Nên ăn với nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc có hiệu quả hơn.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ để các chất cặn bã dễ dàng bị đào thải ra bên ngoài vào sáng hôm sau.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể từ 25-30g chất xơ. Lượng chất xơ dồi dào có thể dễ dàng được tìm thấy trong các loại rau củ quả tươi như: Rau chân vịt, cải xanh, bắp cải và nước trái cây tươi (chúng cũng rất giàu vitamin rất cần thiết cho mẹ bầu).
>>Tham khảo: Những món ăn khoái khẩu cho bà bầu bị táo bón
✕ Không nên:
- Tùy tiện bổ sung viên sắt và canxi. Liều lượng sắt và canxi nên dùng với mức phù hợp, dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây táo bón khi mang thai.
- Ăn các thực phẩm dễ gây táo bón.
2 – Chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp ngừa táo bón
✓ Nên:
- Bà bầu cần tăng cường vận động, mỗi ngày từ 20-30 phút. Điều này giúp kích thích nhu động ruột làm việc giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng táo bón. Đó có thể là các bài tập yoga, hay đơn giản là đi bộ.

✕ Không nên:
- Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
- Dùng rượu bia, đồ uống có gaz và các chất kích thích khác.
3 – Nhớ đại tiện đúng cách để tránh táo bón
✓ Nên:
- Tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định. Đặc biệt là khi mang thai. Điều này tạo ra phản xạ tự nhiên, giúp các chất cặn bã và chất độc hại được thải ra ngoài, do đó phòng ngừa táo bón hiệu quả.

✕ Không nên:
- Nhịn đại tiện khiến các chất thải bị ứ đọng gây khó khăn cho việc đại tiện và gây hại cho cơ thể. Nên biết: Nhịn đại tiện – con đường nhanh nhất tới bệnh trĩ.
- Rặn mạnh có thể gây sẩy thai, hoặc khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức gây bệnh trĩ, hay nứt kẽ hậu môn,…
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích về cách phòng ngừa táo bón khi mang thai mà bà bầu không nên bỏ qua. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng phiền toái này nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể về cách trị táo bón khi mang thai an toàn.
cảm ơn bài viết hữu ích!