Không lạm dụng thuốc hoặc làm thủ thuật, phẫu thuật bệnh trĩ nguy hiểm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, các cách sống chung với bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ giúp các mẹ vượt qua sự khó chịu, đau đớn và ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ trầm trọng thêm cho đến khi em bé chào đời.
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ tử cung của mẹ phát triển gây áp lực lên tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như tất cả các mô và cơ khác làm chậm sự lưu thông máu khiến cách tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ. Cộng thêm đó là sự gia tăng của nội tiết tố progesterone sẽ khiến những thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Đồng thời, progesterone cũng khiến chậm nhu động ruột và dễ gây táo bón,… Thì phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ “hỏi thăm” hơn.

Cũng cần biết: Nếu bạn đã bị mắc bệnh trĩ ngay từ trước khi mang thai thì bệnh sẽ có xu hướng nặng thêm trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Không chỉ khiến bạn khó chịu, đau đớn, lo lắng, căng thẳng,… mà chúng còn là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển và sức khỏe thai nhi.
Chính vì vậy mà các mẹ cần vững vàng tâm lý, chấp nhận “sống chung” với bệnh lý vùng hậu môn này cho đến khi bé yêu ra đời và được sự đồng ý của bác sĩ điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, hay can thiệp thủ thuật, phẫu thuật.
Theo Bs chuyên khoa Nguyễn Trung Hiếu – Bv Đại học Y dược: Mặc dù điều trị bệnh trĩ có nhiều phương pháp, song đối với phụ nữ mang thai nói chung và mang thai 3 tháng cuối nói riêng thì lại vô cùng ngặt nghèo. Chủ yếu mẹ bầu phải giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng vì như thế tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn; bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt và thực hiện một số lời khuyên hữu ích khác.
Cụ thể như sau:
Bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
1. Tránh táo bón:
Táo bón là tình trạng hay gặp khi mang thai, là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành và tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, hãy cố gắng ăn nhiều chất xơ hơn và thực phẩm có tính nhuận tràng, uống nhiều nước và tăng cường vận động,… để hạn chế vấn đề này.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tập thói quen đại tiện hàng ngày và đi cầu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn đại tiện hay rặn mạnh.
➝ Nếu bị táo bón, các mẹ có thể áp dụng: Cách trị táo bón khi mang thai an toàn, hiệu quả cho bà bầu này mà không cần đến thuốc nhuận tràng.
2. Tránh ngồi, đứng quá lâu
Ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến máu kém lưu thông, ứ trệ và khiến triệu chứng bệnh trĩ trở nặng. Hãy đi lại nhiều hơn, tập luyện thể dục thể thao với những bài tập phù hợp và nếu có thể hãy dành thời gian tập những bài tập Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng, tăng cường cơ xung quanh hậu môn giúp ngăn chặn bệnh trĩ nặng lên trong khoảng thời gian này.
Các mẹ bầu 3 tháng cuối bị trĩ cũng cần lưu ý: Khi ngủ, đọc sách hoặc xem các chương trình trên tivi nên nằm nghiêng trái – điều này có thể làm giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về nửa dưới của cơ thể.
3. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Để tránh tình trạng viêm nhiễm, các mẹ cần giữ vùng hậu môn khô và sạch. Hãy rửa bằng nước và dùng giấy trắng không mùi, mềm mại/khăn ướt chuyên dụng cho người bệnh trĩ để lau hậu môn. Sau mỗi lần đại tiện có thể dùng nước ấm ngâm hậu môn cũng rất tốt.

4. Dùng đá hoặc túi chườm, nước ấm
Trong trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối mà búi trĩ sưng tấy, các mẹ có thể sử dụng đá lạnh hoặc túi chườm chườm lên vùng hậu môn vài lần/ngày; Hay ngâm hậu môn bằng nước muối ấm, tắm và ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày cũng là cách giảm đau bệnh trĩ khi mang thai hữu hiệu.
5. Mẹo trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là bí quyết được các mẹ bầu truyền tai nhau và áp dụng nhiều nhất, cho hiệu quả cao. Theo đó, mẹ bầu nên kết hợp ăn sống/uống nước ép rau diếp cá và xông hậu môn bằng rau diếp cá (50g rau diếp cá rửa sạch vò nát cho vào nồi, thêm nước và vài hạt muối đun sôi rồi xông chỗ bị trĩ) thường xuyên sẽ giúp búi trĩ co lại và hết đau đớn.
➝ Ngoài ra, dùng cây hoa thiên lý chữa bệnh trĩ khi mang thai cũng là kinh nghiệm được nhiều mẹ chia sẻ. Bạn có thể tham khảo: Bài thuốc quý chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý – và áp dụng xem sao.
Bên cạnh đó, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng giữ trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng cân quá mức; tránh đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ; không ngồi xổm; kê một chiếc ghế nhỏ dưới chân khi dùng bồn cầu bệt; đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào bên trong hậu môn nếu chúng sa ra ngoài,… cũng là những mẹo nhỏ giúp các mẹ sống chúng với bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối hòa bình. Nếu tình trạng bệnh có vẻ nghiêm trọng và không thể khắc phục được hãy gặp bác sĩ, đề nghị được dùng thuốc – cách này giúp các mẹ giảm đau nhanh chóng hơn.
Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!