Điều trị bệnh trĩ có nhiều phương pháp, song muốn đạt hiệu quả cao nên kết hợp với tập luyện. Các bài tập yoga chữa bệnh trĩ tại nhà với những động tác đơn giản, có thể tập mọi lúc mọi nơi được nghiên cứu và chứng minh có công dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, tăng sự lưu thông máu và làm co nhỏ búi trĩ, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ hoặc làm thủ thuật cũng được khuyên nên thường xuyên thực hiện những bài tập này để tránh nguy cơ tái phát.
Dưới đây là 3 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản được đánh giá mang lại hiệu quả cao – Bệnh nhân có thể tham khảo thực hiện:
3 bài tập Yoga chữa bệnh trĩ tại nhà – Chớ bỏ qua
1 – Bài tập Yoga trị bệnh trĩ ở tư thế đứng:
Để mang lại hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn cần thực hiện 2 lần, mỗi lần khoảng 25 phút theo những hướng dẫn sau:
- Ở tư thế đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai đồng thời hai tay thả lỏng tự nhiên.
- Hạ thấp đầu gối như đang đứng tấn. Chú ý lưng giữ thẳng.
- Miệng khép và lưỡi đưa sát vòm miệng cho nước bọt tiết ra.
- Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu kết hợp để lưỡi áp hàm trên và nuốt từ từ đồng thời thóp hậu môn, rồi nín thở giữ tư thế khoảng 5-10 giây.
- Thở ra, thả lỏng hậu môn rồi lặp lại.
2 – Bài tập Yoga trị bệnh trĩ ở tư thế nằm ngửa:
Cần thực hiện 2-3 lần và mỗi lần kéo dài 5-10 phút, như sau:
- Ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng khép sát vào nhau và hai tay ép dọc thân mình.
- Tập trung vào phần bụng dưới. Đồng thời thóp hậu môn, hai bàn tay xiết chặt và cắn chặt răng và các ngón chân cong gập hết cỡ về phía đầu.
- Giữ nguyên khoảng 5-10s rồi thở ra và thả lỏng hậu môn.
3 – Bài tập Yoga trị bệnh trĩ ở mọi tư thế:
Mỗi ngày tập 3-4 lần và mỗi lần cần thực hiện 40 nhịp mới đạt kết quả cao. Bài tập Yoga này như sau:
- Ở bất cứ tư thế nào như: nằm, ngồi hoặc đứng, bạn thả lỏng cơ và chú ý tập trung vào bụng dưới.
- Hít sâu và ép chặt mông, đùi đồng thời lưỡi áp vào hàm trên. Thực hiện co thắt, thóp hậu môn lại và nín thở, giữ tư thế này trong khoảng vài giây rồi thở ra.
- Cuối cùng buông lỏng hậu môn về trạng thái bình thường và đưa lưỡi hạ xuống.
Không cần cố định thực hiện 1 bài tập mà bạn có thể phối hợp nhiều bài tập khác nhau. Nhưng lưu ý: Nếu bị chảy máu trĩ, có hiện tượng nhiễm trùng hoặc vừa mới phẫu thuật cắt trĩ, thực hiện các thủ thuật chữa trĩ thì tuyệt đối không nên tập luyện.
>>Nên biết: Cách xử lý khi bệnh trĩ chảy máu
Ngoài luyện tập ra, người bệnh cũng nên chú ý đến một số nguyên tắc dưới đây để thời gian chữa trị được rút ngắn và hạn chế tối đa khả năng tái phát sau phẫu thuật:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!