Mang thai bị táo bón không phải là hiếm gặp. Đừng coi thường, táo bón khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, cần điều trị táo bón cho bà bầu kịp thời và đúng cách. Nhưng cách trị táo bón khi mang thai an toàn, hiệu quả của bà bầu là cách nào lại khiến các mẹ băn khoăn.
Theo Bs chuyên khoa Đặng Thị Thanh: Bị táo bón khi mang thai là tình trạng mẹ bầu nào cũng gặp phải. Đây là hệ quả của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động và sự chèn ép của thai nhi,… Cũng không nên quá lo lắng, nhiều bà bầu bị táo bón nếu biết cách thì sẽ khắc phục tình trạng này rất dễ dàng. Nhưng một số khác lại thiếu kinh nghiệm, hoặc chủ quan không trị táo bón kịp thời khiến táo bón kéo dài, nặng thêm và làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn, trĩ, viêm đại tràng,… Đồng thời, các bác sĩ chuyên khoa cũng cảnh báo về nguy cơ sinh non, sẩy thai khi gặp phải vấn đề này.
➝ Chính vì vậy, các mẹ tốt nhất nên tự trang bị các kiến thức và chủ động phòng tránh bằng các cách phòng ngừa táo bón khi mang thai đơn giản này để đảm sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Nếu “chẳng may” các mẹ bị táo bón khi mang thai thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất
Cũng theo Bs Thanh: Táo bón có thể giải quyết bằng nhiều cách: Bằng thuốc trị táo bón, các bài thuốc dân gian, bài thuốc đông y, chế độ ăn uống và sinh hoạt,… Nhưng đối với táo bón ở bà bầu thì việc dùng thuốc không được khuyến khích thậm chí là khuyến cáo không nên dùng; nếu cấp thiết có thể dùng, nhưng thuốc trị táo bón cho bà bầu cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Táo bón khi mang thai được khuyên nên khắc phục bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn. Đây là giải pháp hiệu quả lâu dài và an toàn nhất. Theo đó, bà bầu bị táo bón cần:
1. Uống nhiều nước hơn
Uống ít nước có thể là căn nguyên khiến phân khô cứng và khó di chuyển hơn nhưng các mẹ lại không biết. Thường ở thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, các mẹ hay gặp tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm và vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước vì vậy bị táo bón là điều dễ hiểu.

Bởi vậy hãy cố gắng uống 2 – 2,5l nước mỗi ngày. Ngoài ra, kinh nghiệm được truyền nhau giúp chữa táo bón cho bà bầu nhanh đó là: Buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ nên uống một ly nước ấm giúp dễ tiêu hóa hơn; Uống một cốc sữa tươi nóng/uống mật ong có tác dụng nhuận tràng. Nếu bị táo bón nặng thì nên hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
2. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ
Hẳn các mẹ đã biết vai trò quan trọng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa là thế nào rồi đúng không? Vì vậy mà khi gặp phải rắc rối này nên nhớ tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Đó là rau xanh; quả họ đậu; trái cây nhiều múi; ngũ cốc nguyên hạt và một số thực phẩm có tính nhuận tràng khác như: Chuối, đu đủ, thanh long, bí đỏ, cà rốt, táo, quả sung, vừng,…

Nhưng nhớ là nên bổ sung từ từ với liều lượng vừa đủ để cơ thể thích nghi dần, việc ăn quá nhiều chất xơ đột ngột dễ ‘báo hại’ bằng tình trạng đầy hơi khó chịu.
3. Nên dùng dầu oliu khi chiên, xào, rán
Dù biết là các đồ ăn được chế biến dưới dạng chiên, xào, rán béo ngậy có thể khiến bộ máy tiêu hóa làm việc trì trệ, có thể gây táo bón và làm táo bón nặng thêm nhưng rất khó để loại bỏ chúng khỏi các bữa ăn hàng ngày. Phải làm sao? Giải pháp được đưa ra đó là thay thế các loại dầu mỡ hay dùng bằng dầu oliu – chúng tốt cho dạ dày, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn và cũng không gây ra tình trạng ngấy.

Ngoài ra, các mẹ cũng được khuyên:
- Chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và giảm nguy cơ táo bón.
- Tăng cường vận động, tập luyện các bài tập phù hợp để kích thích nhu động ruột hoạt động giúp phân dễ đào thải ra bên ngoài hơn.
- Massage bụng có thể hữu ích đối với tình trạng táo bón, nhưng trong giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ thì hành động này có thể gây sảy thai, sinh non nên tuyệt đối cẩn trọng.
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn đi tiêu.
- Tránh rượu bia, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…
➝ Bị táo khi mang thai tháng cuối không nên xem nhẹ! Nếu đang mắc phải vấn đề này, các mẹ nên tham khảo: Mẹo nhỏ trị táo bón khi mang thai tháng cuối – vừa đơn giản lại an toàn.
Mẹo trị táo bón khi mang thai các mẹ chia sẻ
Trên các diễn đàn, cũng có rất nhiều mẹ chia sẻ về kinh nghiệm chữa táo bón cho bà bầu hiệu quả nhanh. Bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Cũng cần lưu ý: Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể tách rời với một chế độ ăn và lối sinh hoạt khoa học đã nêu trên. Một số kinh nghiệm về cách trị táo bón cho bà bầu được các mẹ trên diễn đàn sotaychame.com là:
Trên đây là một số hướng dẫn về cách chữa táo bón cho bà bầu giúp cải thiện chứng táo bón trong giai đoạn mang thai được đánh giá cao về độ hiệu quả và an toàn các mẹ cần biết. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
➝ Các chuyên gia cảnh báo về mức độ nguy hiểm của táo bón: Bị táo bón lâu ngày rất dễ gây ra bệnh trĩ – căn bệnh gây ra không ít đau đớn khổ sở cho người bệnh. Bạn biết chưa?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!