Triệu chứng chảy máu trĩ có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu với lượng ít, hoặc chảy thành tia, thành dòng khi triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Vậy cách xử lý khi bệnh trĩ chảy máu như thế nào cho đúng cách giúp cầm máu nhanh?
Một số bệnh nhân biết được mình bị bệnh trĩ nhờ việc phát hiện tình cờ một lượng máu nhỏ dính vào giấy vệ sinh hoặc ở phân rắn chắc, đây thường là triệu chứng bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ. Nhiều người chủ quan với những biểu hiện này mà không thăm khám và điều trị kịp thời. Một thời gian sau khi bệnh trở nặng, các búi trĩ sa ra ngoài căng phồng và đi kèm với nó là bệnh táo bón khiến việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn, khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây xuất huyết. Máu lúc này có thể chảy ra với lượng nhiều hơn, thành tia hay thành dòng.

Lúc này, việc cầm máu là điều cần thực hiện ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng máu và thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cần xử lý đúng cách khi bệnh trĩ chảy máu
Xử trí ban đầu khi bị trĩ chảy máu:
+ Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: Pha lượng muối vừa phải với nước ấm rồi dùng ngâm hậu môn trong khoảng từ 10-15 phút, sau đó dùng bông sạch để băng khu vực hậu môn bị tổn thương lại. Nước muối ấm giúp sát trùng, loại bỏ viêm nhiễm và thu nhỏ các tĩnh mạch ở hậu môn hiệu quả.
+ Chườm đá lạnh: Đây cũng là giải pháp tình thế giúp cầm máu nhanh. Tốt nhất hãy lấy một chiếc khăn hoặc vải sạch rồi cho vào đó một cục đá bọc lại và chườm nhẹ lên vùng hậu môn trong vài phút.

Nếu tình trạng chảy máu trĩ xảy ra thường xuyên cũng có thể được khắc phục bằng những bài thuốc dân gian. 3 bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ ra máu sau bạn có thể tham khảo áp dụng:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
+ Bài thuốc 1: Lấy lá sen, ngải cứu và cỏ mực tươi mỗi thứ từ 30-40g đem rửa sạch rồi giã nát. Chắt lấy nước lá cỏ mực đem uống, phần bã đem đắp trực tiếp lên hậu môn cũng giúp cầm máu.
+ Bài thuốc 2: Lấy lá huyết dụ 40g, cỏ mực 20g, lá cây sống đời 20g: tất cả đem rửa sạch rồi đem sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

+ Bài thuốc 3: Dùng 20g cỏ mực, mấu củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g: tất cả đem sao lên và sắc nước uống ngày hai lần trước bữa ăn.
Còn theo Tây y, đối với từng mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau mà có cách điều trị chứng chảy máu trĩ phù hợp nhất. Cụ thể:
+ Nếu bị trĩ nhẹ: Dùng các loại thuốc uống, thuốc đặt hoặc thuốc bôi có công dụng kháng viêm, giảm sưng đau và cầm máu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất kì một loại thuốc chữa trĩ nào.

+ Nếu bị trĩ nặng: Cần thiết phải nhờ sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa mới có thể loại bỏ được tình trạng này hiệu quả.
Lời khuyên hữu ích khi bị bệnh trĩ ra máu
Bên cạnh việc áp dụng những cách trên thì để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ chảy máu trĩ thì người bệnh cũng nên chú ý:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn; uống nhiều nước; tránh các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng; tránh rượu bia và các chất kích thích khác.
- Tăng cường vận động, luyện tập nhẹ nhàng và tránh đứng nhiều, ngồi lâu, ngồi xổm dễ gây chảy máu hơn.

- Đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định, dùng giấy ẩm hoặc nước để vệ sinh hậu môn sau đó và ngâm rửa hậu môn lại bằng nước ấm,…
Video hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng cây cỏ mực
Xin chào Bác sỹ: Tôi bị trỉ mấy chục năm nay rồi, dạng “sống chung với trĩ” ấy mà. Khi bị trĩ ra máu thì tôi nấu canh bí đao ăn vài ngày thì khỏi.
Lần bị này tôi có dùng kèm An Trĩ vương nhưng chưa bớt, vậy xin hỏi có cần dùng thuốc tây hỗ trợ thêm ko và đó là thuốc gì (tôi có bị cao huyết áp uống thường xuyên hàng ngày 1 viên Amplu 5 mg)
Xin được sự hướng dẫn của Bác sỹ. Xin cảm ơn nhiều!