Kết quả phẫu thuật trĩ phụ thuộc vào phương pháp, cơ sở y tế, trình độ chuyên môn của bác sĩ và không ngoại trừ công tác chuẩn bị. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật cắt trĩ để ca phẫu thuật tiến hành suôn sẻ và thành công?
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị cuối cùng được cân nhắc kĩ càng khi thực hiện. Khi sa bũi trĩ to, không tự thụt lên được sau mỗi lần đi vệ sinh mà phải dùng tay ấn lên, có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn gây đau,… áp dụng phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật trĩ.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng những ca phẫu thuật chữa bệnh trĩ phải hết sức thận trọng, lựa chọn phương pháp cắt trĩ tốt nhất nhằm bảo toàn được cấu trúc tự nhiên của ống hậu môn. Ngoài ra, việc chuẩn bị sẵn sàng trước khi phẫu thuật cũng có mối liên hệ mật thiết đến quá trình thực hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Một số lưu ý chuẩn bị trước khi phẫu thuật cắt trĩ
1/ Chi phí:
Muốn thực hiện phẫu thuật thì chi phí phẫu thuật cắt trĩ là điều hiển nhiên mà người bệnh cần chuẩn bị. Tùy từng cơ sở y tế, phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bạn lựa chọn và được chỉ định mà phẫu thuật trĩ tốn bao nhiêu tiền. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một khoản nhỏ để dự phòng chi phí phát sinh khi có rủi ro nếu có.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
2/ Ăn uống:
Trong thời gian gần phẫu thuật cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, không được ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm quá khô, để tránh đại tiện khó khăn, làm tổn thương vùng hậu môn và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thức ăn cay và thực phẩm có chứa chất kích thích cũng là những thứ cần kiêng để phòng trừ các mao mạch nhỏ gần hậu môn bị rách, gây chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
Trước phẫu thuật, nếu bị gây tê toàn thân tuyệt đối không được ăn gì, nếu chỉ gây tê một phần cơ thể thì chỉ cần ăn kiêng trong ngày làm phẫu thuật.
3/ Các xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm đánh giá chức năng thận, có bị viêm nhiễm trên niệu đạo hay không, bảo đảm chức năng thận không bị ảnh hưởng sau tiểu phẫu.
- Điện tâm đồ: Dành cho trường hợp người trẻ tuổi có tiền sử về các bệnh tim mạch và những bệnh nhân trung niên để phòng ngừa các kích thích có hại nên tim mạch.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng cơ năng của cơ thể và phán đoán các biến chứng sau tiểu phẫu.

- Xét nghiệm phân: Để kiểm tra tình trạng của phân và của kí sinh trùng, để chẩn đoán xem người bệnh còn mắc bệnh gì khác ngoài trĩ không.
- Xét nghiệm gan: Bảo vệ người bệnh nhằm tránh các bệnh viêm gan.
- Xét nghiệm tiểu đường: Áp dụng cho những người có dấu hiệu tiểu đường để loại trừ nguyên nhân bệnh tiểu đường, tránh trường hợp miệng vết thương không lành sau tiểu phẫu.
4/ Dùng thuốc:
Khi làm phẫu thuật không cần uống bất kì loại thuốc nào, tuy nhiên thuốc ổn định thần kinh có thể được dùng cho bệnh nhân căng thẳng thần kinh quá mức.
Đặc biệt lưu ý: Buổi tối trước ngày phẫu thuật bệnh nhân cần được súc ruột bằng nước muối ấm; hoặc đặt thuốc vào hậu môn để tháo phân ra ngoài hết.
5/ Vệ sinh hậu môn:
Trước khi phẫu thuật cắt tri, bệnh nhân cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách nhằm loại bỏ khả năng nhiễm trùng hậu môn.
6/ Tư thế phẫu thuật:
Bệnh nhân được hướng dẫn tư thế nằm thích hợp trong khi phẫu thuật, thường là nằm ngửa hoặc nằm sấp.

7/ Gây tê và sát trùng:
Tuỳ theo thời gian phẫu thuật và tình trạng bệnh mà gây tê một phần hay các khu vực liên quan khác. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiêu độc, sát trùng xung quanh hậu môn người bệnh.
Với một số lưu ý cần thực hiện trước khi phẫu thuật cắt trĩ ở trên, hy vọng người bệnh có thể tuân thủ để hoàn toàn yên tâm trước, trong và sau quá trình phẫu thuật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!