Ai cũng băn khoăn rằng: Việc bỏ ra một số tiền lớn thì phẫu thuật bệnh trĩ có tái phát không? Nhưng người bệnh lại được trấn an bởi những quảng cáo: Phẫu thuật bệnh trĩ không đau, không tái phát,… Những tưởng khi búi trĩ được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì không còn lo lắng gì. Song hãy cẩn thận ! Bệnh trĩ có thể tái phát sau phẫu thuật.

Bệnh trĩ có tái phát không?
Cũng như nhiều bệnh nhân khác, chị Trang – TP.HCM bị bệnh trĩ nhưng lại giấu bệnh.
Mắc bệnh trĩ cũng đã hơn 5 năm nay. Trước làm nhân viên khách sạn, triệu chứng bệnh trĩ tiến triển chậm nên không quan tâm chữa trị. Từ ngày vào làm việc văn phòng, do đặc thù công việc bàn giấy phải ngồi đến 8 tiếng mỗi ngày mà các tĩnh mạch kém lưu thông có dấu hiệu sưng to và sung huyết. Chị tìm hiểu và có thử dùng nước ép rau diếp cá uống kết hợp xông hậu môn. Ban đầu biểu hiện bệnh thuyên giảm đáng kể chị rất mừng. Song vì ít vận động lại lười tập thể dục nên thời gian sau đó búi trĩ lòi ra bên ngoài thường xuyên.
Lo quá chị đi khám thì được chẩn đoán bị bệnh trĩ nội độ 3, bác sĩ yêu cầu làm thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su. Búi trĩ sau đó cũng không lòi ra ngoài nữa, nhưng chị cảm giác không khỏi được. Thật vậy, khoảng 1 năm sau chị phải tìm gặp bác sĩ bởi búi trĩ sa ra ngoài và có dấu hiệu viêm nhiễm. Tìm hiểu kĩ, chị đến phòng khám tư nọ và bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Chị băn khoăn: Phẫu thuật cắt trĩ có đau không, bao lâu thì lành hẳn và đi làm được, chi phí cắt trĩ bao nhiêu và có tái phát trở lại không,… Qua quá trình được bác sĩ tư vấn, chị yên tâm cắt trĩ. Nhưng ‘đời không như là mơ’, 2 năm sau đó chị lại bị bệnh trĩ,…
Đó là một tâm sự trong rất rất nhiều câu chuyện khác minh chứng cho lời cảnh báo: Bệnh trĩ có thể tái phát sau phẫu thuật.
>>Nên biết: 5 cách chữa khỏi bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật, do đâu?
Để giải thích vì sao lại xảy ra tình trạng này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Bs Hoàng Trung Hiếu – Bv Đại học Y dược TP.HCM và được giải đáp như sau:
Tùy từng cấp độ bệnh trĩ đi kèm với những triệu chứng cụ thể mà bệnh nhân được áp dụng cách điều trị phù hợp. Phương pháp nội khoa dành cho bệnh nhân bị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ 1, 2; với cấp độ 3, 4 thì cần can thiệp ngoại khoa bằng thủ thuật và phẫu thuật được cân nhắc khi chúng tiềm ẩn biến chứng, cũng như các cách chữa trị kia không mang lại hiệu quả.

Về nguyên tắc: Bệnh trĩ khỏi hẳn khi các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, chảy máu trĩ, ngứa hậu môn và búi trĩ được triệt tiêu hoàn toàn, hệ tĩnh mạch trĩ được phục hồi lại sức bền. Và phẫu thuật cắt trĩ có thể đáp ứng được các yêu cầu đó. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh nhân đã phẫu thuật cắt trĩ song lại tái phát sau đó vài năm hoặc thậm chí chỉ vài tháng? Lý do tại sao vậy?
Đó chính là việc phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ chưa được thực hiện. Mà bản thân người bệnh không ý thức được nguyên tác này. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học; đại tiện không đúng cách; lười vận động,… tất cả đã tạo điều kiện cho bệnh trĩ quay trở lại ‘làm phiền’.
>>Tham khảo thêm: Phẫu thuật bệnh trĩ theo phương pháp nào tốt?
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật?
Cũng theo Bs Hoàng Trung Hiếu, để phòng tránh và hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tái phát sau thủ thuật và phẫu thuật cần:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Không quên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để ngừa táo bón.
- Mỗi ngày nên dành 30 phút cho tập luyện, các bài tập vừa sức. Nếu do tính chất công việc, mỗi giờ nên đi lại vài phút.
- Đại tiện hàng ngày, không rặn mạnh và ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi cầu.
- Sau phẫu thuật trĩ, có thể dùng các sản phẩm TPCN để tiêu trĩ. Phòng tránh táo bón và làm bền tĩnh mạch trĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!