Khá nhiều người khi bị đi ngoài máu chảy thành giọt thường chỉ nghĩ do mình bị táo bón khiến hậu môn bị tổn thương do rặn mạnh. Tuy nhiên đôi khi đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng cảnh báo một tình trạng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt là khi biểu hiện này còn kèm theo những bất thường khác như đi ngoài phân có chất nhầy, phân đen, tiêu chảy kéo dài hay đau bụng.
5 bệnh cần cảnh giác khi bị đi ngoài ra máu chảy thành giọt
Dưới đây là 5 vấn đề về sức khỏe gây nên tình trạng đi ngoài máu nhỏ giọt bạn cần phải cảnh giác:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch của hậu môn trực tràng bị suy yếu và phình to giống như một quả bóng gây sa trĩ, lòi búi trĩ, đi ngoài ra máu và đau đớn mỗi khi đi ngoài. Máu chảy ra ngoài thường là máu đỏ tươi dính vào trong phân hoặc đôi khi có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là bà bầu, người bị táo bón kéo dài và những người phải làm việc trong môi trường đứng lâu, ngồi nhiều.
2. Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu
Đây là một căn bệnh tự miễn hiếm gặp nhưng chúng ta không nên loại trừ trường hợp này khi bị đi ngoài máu tươi nhỏ giọt. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường bị đi đại tiện nhiều lần có lẫn máu tươi với số lượng nhiều. Phân có thể lẫn chất nhày kèm theo tình trạng đau bụng dưới. Để chuẩn đoán chính xác căn bệnh này cần thông qua nội soi đại trực tràng. Chính vì vậy nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh thì bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và điều trị bệnh.
3. Bệnh nứt kẽ hậu môn trực tràng
Thăm khám lâm sàng, hậu môn của người bị bệnh có sự xuất hiện của một vết nứt dù chỉ là rất nhỏ nhưng cũng khiến người bệnh khá là đau đớn mỗi lần đi ngoài, đặc biệt là khi có kèm theo táo bón. Máu có thể chảy từ trong vết nứt ra và nhỏ thành giọt hoặc đôi khi lượng máu chỉ đủ thấm vào khăn giấy.
4. Bệnh polyp đại trực tràng
Là sự xuất hiện của một khối u trong lòng đại trực tràng, khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Các cục polyp ban đầu chỉ có kích thước rất nhỏ nhưng nếu không được loại bỏ ngay chúng sẽ ngày càng lớn dần và gây đi ngoài ra máu chảy thành giọt , đau quặn bụng, tiêu chảy ồ ạt. Bệnh thường có tính chất di truyền và những người có tiền sử mắc bệnh được khuyên đi nội soi tầm soát định kì để ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển thành ung thư.
5. Bệnh ung thư đại trực tràng
Đây có lẽ là nguyên nhân gây đi ngoài máu chảy thành giọt mà nhiều người khiếp sợ nhất. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trong số các căn bệnh ung thư chúng ta có thể mắc phải. Người bệnh thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi hoặc máu lẫn trong phân có màu đen, phân bị dẹt do sự phát triển của khối u trong lòng đại trực tràng. Ngoài ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy kéo dài cũng thường xảy ra khi mắc căn bệnh này.
Hiện tượng đi ngoài máu chảy thành giọt nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu quá nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và bị suy kiệt sức khỏe. Đặc biệt hơn nếu tình trạng này là do ung thư gây ra mà người bệnh không đi khám ngay thì sẽ bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị và khó duy trì được tuổi thọ của mình.
Cần làm gì để khắc phục chứng đi ngoài ra máu chảy thành giọt?
Khi có biểu hiện bị đi ngoài máu nhỏ giọt, người bệnh nên tới các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp mắc bệnh, tùy nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều thích hợp. Bên cạnh việc uống theo theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với một số biện pháp khắc phục chứng đi ngoài ra máu tự nhiên dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà cho mau khỏi.
- Tránh làm việc nặng quá sức. Không ngồi lâu hay đứng nhiều một chỗ
- Kiêng sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác như ớt, hạt tiêu
- Tránh để táo bón bằng cách tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, đồ mát và các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ chín. Kèm theo đó cần uống ít nhất 2 lít nước/ ngày
- Tránh stress và cố gắng giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái. Tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của niêm mạc ruột và khiến máu kém lưu thông khiến cho bệnh tình ngày càng diễn tiến trầm trọng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn để vùng kín không bị nhiễm khuẩn.
- Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng cũng có tác dụng tăng cường co bóp nhu động ruột chống táo bón, tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với bệnh tật. Người bị đi ngoài máu tươi nhỏ thành giọt nên tránh những môn tập luyện nặng như đẩy tạ, đá banh…
Có thể thấy hiện tượng đi ngoài máu chảy thành giọt không đơn thuần chỉ có ở chứng táo bón mà đôi khi lại xảy ra do ảnh hưởng của rất nhiều bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng mà bài viết đã đề cập ở trên. Do vậy việc đi khám và điều trị nên được chú trọng thực hiện càng sớm càng tốt.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Chào bác sỹ. E năm nay 24 tuổi. E bị bệnh trĩ nội. Hôm qua e đi đá bóng chạy hơi nhiều và tối về đi ngoài thì thấy có máu ra và nhỏ giọt. E rất lo lắng là vì mình vận động hay mạnh quá hay là do bị gì? Và có sao không? Mong bác sỹ. E vừa bị trĩ vừa bị bệnh hành tá tràng. Mong bác sỹ tư vấn