Bệnh trĩ có nhiều loại và cấp độ khác nhau. Để nhận biết mình đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại, cũng như giai đoạn bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay dân gian gọi là bệnh lòi dom xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng hoặc hoắc giãn ra. Khi các tĩnh mạch này bị sưng, các mạch máu làm cho tĩnh mạch bị mở rộng ra bên ngoài. Điều này khiến bạn bị đau đớn hoặc khó chịu.
Tất cả mọi người đều có mô trĩ trong khu vực mạch máu, mô liên kết và một số cơ. Khi chúng ta già đi, hoặc vì một nguyên nhân nào đó, nó sẽ bị giãn nỡ và tao thành các búi trĩ. Bệnh trĩ có thể làm bệnh nhân khó chịu, tuy nhiên nó không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Có mấy loại bệnh trĩ?
Về cơ bản có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, thực tế có nhiều hơn 2 loại bệnh trĩ. Nó bao gồm cả trĩ hỗn hợp và trĩ huyết khối.
Đặc điểm cơ bản của các loại bệnh trĩ:
- Trĩ nội: Được tìm thấy trong trực tràng của bạn. Chúng có thể không được nhìn thấy bằng mắt thường bởi vì chúng ở sâu bên trong hậu môn.
- Trĩ ngoại: Xảy ra bên ngoài hậu môn của bạn. Chúng có thể sưng to và có màu xanh nhạt do các tĩnh mạch bị giãn nở. Chúng có thể được nhìn thấy ở bên dưới bề mặt da của hậu môn.
Hầu hết các loại bệnh trĩ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy khám bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có mấy cấp độ?
Bệnh trĩ có nhiều loại như đã nêu trên. Và trong từng loại lại có nhiều cấp độ khác nhau. Thông thường bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ cơ bản. Với độ nghiêm trọng tăng dần. Điều quan trọng là bạn phải biết không phải tất cả các loại bệnh trĩ đều giống nhau. Và tất nhiên dấu hiệu và cách điều trị chúng cũng rất khác biệt.
1. Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là bệnh phát triển bên trong trực tràng. Trĩ nội đôi khi sẽ sưng to và dính vào hậu môn của bạn. Không có bất kỳ một dây thần kinh nào được tìm thấy trên búi trĩ nội, do đó rất khó để nhận biết búi trĩ nội.

Các cấp độ của bệnh trĩ nội bao gồm, trị nội độ 1, 2, 3, 4. Đặc điểm của các cấp độ trĩ nội như sau:
- Trĩ nội độ 1: Trĩ nội độ 1 có thể gây chảy máu nhẹ, tuy nhiên chúng không thường xuyên xảy ra. Búi trĩ sẽ không nhô ra bên ngoài hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Chuyển động của ruột có thể khiến búi trĩ bị sa ra bên ngoài hậu môn của bạn. Nhưng chúng có thể tự động rút lại vào bên trong ngay sau đó.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có thể nhô ra hẳn bên ngoài hậu môn ngay cả khi không có tác động. Và chúng không thể tự động rút vào bên trong. Lúc này người bệnh cần dùng tay tác động để đẩy chúng vào bên trong lòng hậu môn.
- Trĩ nội độ 4: Lúc này búi trĩ đã phát triển đủ to và sa hẳn ra bên ngoài hậu môn. Chúng không còn nằm bên trong lòng trực tràng của hậu môn. Lúc này bạn không thể đẩy chúng trở lại bên trong hậu môn nữa, dù bạn có tác động.
Nếu bạn nhận thấy có máu bên trên phân, giấy vệ sinh hoặc bồn cầu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ nội. Hãy đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị tốt nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin: 3 cách chữa bệnh trĩ nội tận gốc hết đau, chảy máu
2. Cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoài thường không gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng. Nhưng đôi khi nó có thể gây đau hoặc khó chịu. Chúng sẽ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn.
Do trĩ ngoại nằm ở bên ngoài khu vực trực tràng của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu hơn khi bạn ngồi xuống, tập thể dục hoặc vận động ruột.

Tương tự như bệnh trĩ nội, trĩ ngoại cũng có 4 cấp độ. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại có đặc điểm như sau:
- Trĩ ngoại cấp độ 1: Bạn có thể cảm thấy nhiều cảm giác khó chịu, hơi cộm và ngứa rát ở hậu môn. Lúc này bệnh nhân khó có thể phát hiện ra bệnh, vì nó không có dấu hiệu cụ thể nào cả.
- Trĩ ngoại cấp độ 2: Ở giai đoạn này, cơ cấu của búi trĩ đã được hình thành. Ở một số người, búi trĩ có thể phát triển ngoằn ngòe. Người bệnh nếu đi vệ sinh không cẩn thận có thể gây viêm nhiễm và nhiễm trùng búi trĩ.
- Trĩ ngoại cấp độ 3: Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại gia đoạn 3 khá rõ ràng. Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều, đau và rát. Lúc này búi trĩ đã phát triển khá lớn, nếu để lâu người bệnh có thể bị thiếu máu, bị viêm nứt hậu môn.
- Trĩ ngoại cấp độ 4: Lúc này búi trĩ đã khá lớn, rất dễ bị chảy máu dẫn đến viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, sưng đau và chảy máu nhiều. Điều này có thể dẫn đến chứng nhiễm trùng hậu môn và hoại tử búi trĩ. Bệnh nhân chỉ cần ngồi xổm thì nguy cơ chảy máu đã khá cao và có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đi bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu của bệnh trĩ. Hoặc khi cảm nhận thấy đau đớn và khó chịu ở xung quanh hậu môn. Đặc biệt là khi các dấu hiệu nay xuất hiện khi bạn đi đại tiện.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi các triệu chứng bệnh trĩ trở nên trầm trọng. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy:
- Ngứa ngáy xung quanh hậu môn.
- Nóng, rát ở hậu môn.
- Xuất hiện búi trĩ hoặc sưng đau ở hậu môn.
Bệnh trĩ thường được điều trị thành công và không có biến chứng, đặc biệt là nếu điều trị bắt đầu sớm. Tuy nhiên, các biến chứng hiếm gặp sau đây có thể phát sinh:
- Trĩ bị tắc nghẽn: Nếu máu cung cấp cho trĩ bị cắt, nó có thể trở nên bị hoại tử. Điều này có thể gây đau đáng kể.
- Thiếu máu: Đáng kể, mất máu mãn tính từ trĩ có thể dẫn đến thiếu máu . Điều này xảy ra khi không có đủ hồng cầu trong tuần hoàn của một người.
- Cục máu đông: Đôi khi, máu có thể đông lại ở hậu môn và gây đau. Hậu môn của bạn sẽ sưng lên và bị viêm.
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ khá phức tạp, khó nhận biết. Do đó, hãy đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc y tế ngay khi bạn cảm thấy không thoải mái. Tuyệt đối không tự ý điều trị hay sử dụng thuốc tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh.
Thông tin thêm: Điều trị bệnh trĩ: Đây là những cách tốt nhất – nên áp dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!