Lá mơ lông vị chua, tính bình – không chỉ được dùng làm rau gia vị, lá mơ lông còn là vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cùng khám phá công dụng và cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông dứt điểm, đơn giản giúp tiêu biến nhanh các khó chịu do bệnh lý vùng hậu môn này gây ra.
Ở Việt Nam có 5 loại lá mơ, nhưng lá mơ lông là loại phổ biến nhất và cũng được dùng nhiều để làm thuốc.
Lá mơ lông hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô,… Loài này có tên khoa học là Peaderia scandens, là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non; thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ; lá có nhiều lông mao bao phủ, khi vò nát, có mùi khó ngửi,… là những đặc điểm nhận dạng cây mơ lông.

Ở nước ta, lá mơ lông không hề xa lạ khi được sử dụng để làm rau sống, để ăn kèm, cuốn với các loại thịt đặc biệt là thịt chó, món thịt hon,… Không chỉ có thế, loại rau gia vị này còn được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Lá mơ lông trị bệnh trĩ hiệu quả
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Hà Nội) lá mơ lông vị chua, tính bình; có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng lá mơ để chữa trị các chứng bệnh phong thấp đau khớp, phúc thống đau bụng, cam tích trẻ em suy dinh dưỡng, can tỳ thũng đại gan, lách to, trúng độc, thoát giang sa trực tràng, bối ung mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới khí hư,… và các bệnh về đường tiêu hóa như: kiết lỵ, thực tích đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, bệnh đại tràng, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Cũng không quên nhắc đến công dụng chữa bệnh trĩ của lá mơ lông khi giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khắc phục triệu chứng táo bón giúp đại tiện dễ dàng, cầm máu,… do đó làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh trĩ.
Ngoài ra, các nghiên cứu Y học hiện đại còn cho thấy: Lá mơ có chứa hai hợp chất là tanin và ancaloid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hoặc lở loét, làm thu nhỏ các búi trĩ nhanh chóng.
Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông tại nhà

Cách 1: Dùng lá mơ điều trị bệnh trĩ bên trong:
- Ăn trực tiếp lá mơ sống hoặc chế biến thành các món ăn, bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Dùng lá mơ lông tươi, xay nhuyễn rồi ép lấy nước cốt và pha với nước ấm uống 1 ly mỗi ngày.
- Sử dụng bài thuốc: Lá mơ tam thể (6g), rau sam (6g), cây cứt lợn (6g), ngọn cà ăn quả (15g), xuyên tâm liên (4g). Tất cả vị thuốc đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm thêm khoảng 4 bát nước sắc còn 2 bát là được. Chia nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, mỗi ngày uống 1 thang.
Cách 2: Dùng lá mơ điều trị bệnh trĩ từ bên ngoài:
Lấy khoảng 50g lá mơ lông tươi đem ngâm rửa sạch với nước muối rồi giã nát. Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô thì đắp thuốc trị bệnh trĩ này lên trong khoảng 60 phút; hoặc băng kĩ để qua đêm rồi tháo thuốc và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Để kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp dùng lá mơ điều trị bệnh trĩ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học, tăng cường vận động và đi đại tiện đúng cách giúp hỗ trợ việc điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng và triệt để.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!