Bệnh trĩ dễ dàng chữa khỏi ở giai đoạn đầu mà không cần can thiệp đến phương pháp ngoại khoa. Nhưng làm thế nào để phát hiện triệu chứng bệnh trĩ sớm nhất? Bs Hoàng Trung Hiếu tư vấn về cách nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu đúng cách.
Theo Bs Hoàng Trung Hiếu – Bệnh viện Đại học Y dược cho biết: Gồm trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh trĩ hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn bệnh nhẹ chỉ cần điều trị nội khoa hoặc có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà; nhưng ở giai đoạn nặng khi chúng gây đau đớn cùng nhiều bất tiện, đi kèm các biến chứng thì việc chữa trị rất tốn kém và khó khăn. Do đó, việc nhận biết biểu hiện bệnh trĩ ở giai đoạn đầu và can thiệp kịp thời là hoàn toàn cần thiết.
Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu cần biết

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Đối với từng dạng bệnh trĩ sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng như sau:
-
Nếu là bệnh trĩ nội:
Đại tiện ra máu là triệu chứng bệnh trĩ nội sớm nhất. Người bệnh chỉ vô tình nhìn thấy có chút máu dính vào giấy vệ sinh hoặc bên ngoài phân. Nhưng về sau, do thường hình thành từ táo bón nên mỗi lần đại tiện đều thấy đau rát hậu môn và đi cầu ra máu tươi. Nếu máu chảy nhiều có thể thành giọt là bệnh trĩ bắt đầu tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Muộn hơn, sẽ thấy từ lỗ hậu môn xuất hiện một khối thịt nhỏ màu đỏ nhuận sau khi đi cầu và chúng từ co lại sau đó.
-
Nếu là bệnh trĩ ngoại:
Thấy ở bờ hậu môn nổi cộm vướng có thể sờ thấy và hậu môn sưng đỏ. Do hình thành ở dưới đường lược nơi có dây thần kinh cảm giác nên thường có cảm giác đau và rợn người mỗi khi tiếp xúc, khi ngồi hoặc khi hoạt động mạnh.
Cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu ra sao?
Nhìn chung, đối với bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại không khác nhau nhiều về cách chữa trị ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây. Bên cạnh đó cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ; đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển nặng hơn và phòng tránh tái phát. Cụ thể như sau:
1 – Chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ với nguyên liệu là các thảo dược thiên nhiên dễ kiếm như: Rau diếp cá, hoa thiên lý, lá bỏng, đu đủ,… nên người bệnh có thể áp dụng để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Mặc dù có ưu điểm là dễ thực hiện, lành tính và tiết kiệm chi phí nhưng để chữa khỏi bệnh trĩ thì cần thực hiện đúng cách và kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định.
CHI TIẾT:
- Cách chữa bệnh trĩ của rau diếp cá
- Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà – cũng rất thích hợp với giai đoạn đầu của bệnh.
Sau vài lần thực hiện, nếu triệu chứng bệnh trĩ không có dấu hiệu cải thiện thì hãy ngưng sử dụng. Gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, việc thử nhiều cách trong thời gian dài là cơ hội tốt để bệnh trĩ biến chuyển sang cấp độ nặng khó chữa trị hơn.
2 – Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu
Nếu ‘ngại’ sử dụng các bài thuốc dân gian vì tốn nhiều công sức và thời gian thì người bệnh có thể dùng thuốc. Qua thăm khám, khi được chẩn đoán bệnh trĩ dạng nào và có biểu hiện cụ thể ra sao bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, kháng sinh đường uống, thuốc bôi hậu môn chữa trĩ ngoại hay thuốc đặt hậu môn trị trĩ nội và có thể kèm thuốc nhuận tràng nếu bị táo bón,…

Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Khi dùng hết thuốc cần tái khám để xác định bệnh khỏi chưa để có bước xử lý tiếp theo. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc chữa trĩ nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
3 – Đối với chế độ ăn uống và sinh hoạt

Tác động không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh trĩ đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, ngoài áp dụng 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ trên thì người bệnh cũng cần:
❖ Đối với ăn uống:
- Điều quan trọng nhất là ăn uống sao để khắc phục triệu chứng táo bón, bởi đa phần bệnh nhân bị bệnh trĩ đều bị táo bón. Hãy ăn nhiều hơn các thực phẩm có tính nhuận tràng, rau củ quả tươi giàu chất xơ và uống nhiều nước hơn.
- Tránh thực phẩm gây táo bón, thức ăn có nhiều gia vị cay nóng và tránh sử dụng các chất kích thích.
❖ Đối với sinh hoạt:
- Tăng cường vận động để tránh hiện tượng các tĩnh mạch trĩ bị áp lực.
- Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút cho hoạt động thể dục thể thao, nếu có thể hãy tập các bài tập yoga chữa bệnh trĩ.
- Không nhịn đại tiện, đại tiện đúng cách, tránh rặn mạnh, ngồi lâu và vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt sau mỗi lần đi cầu.
- Tránh căng thẳng quá mức, bởi yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến việc trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh trĩ giai đoạn đầu cũng được khuyên nên ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày và đặc biệt sau khi đại tiện, mỗi lần khoảng 10 phút và tránh ngồi xổm,… – Chúng cũng rất hữu ích.
hôm qua em có đi vệ sinh ( đi cầu )thì lúc đó không iểu sao em lại rặn mạnh và nhìn xuồng dưới thì thấy có một ít máu chảy ra ngoài . rồi 3 h chiều hôm đó em đi tắm đang tắm thì em thấy có màu chảy từng giọt xuống em tưởng là em đến ngày nhưng không phải máu đó từ hậu môn của em em thử xờ thì thấy có 1 cục nhỏ xíu nằm giữ hậu môn , và giữa cục đó có 1 vết nứt ,và máu chảy từ vết nứt đó. Em sợ quá nên lên mạng tìm hiểu , em không biết có phải em bị bệnh trĩ không nữa ,nhưng trên mạng người ta nói là bệnh trĩ giai đoạn đầu là hậu môn khó chịu ngứa rát và ẩm ướt . Nhưng em thấy em lâu lâu mới rát có 1 tí xíu chứ ko khó chịu hay tiết dịch nhầy và ẩm ướt ạ . Ad có thể cho em biết em có bị bệnh trĩ hay ko ạ