Trẻ em dễ mắc bệnh trĩ, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bố mẹ nên biết để điều trị kịp thời và triệt để, tránh những “hậu họa” không đáng có về sau.
Nếu như trước đây bệnh nhân mắc bệnh trĩ chủ yếu là người già khi chức năng của các bộ phận bị lão hóa hoặc là đối tượng phải ngồi nhiều đứng lâu,… thì trong những năm trở lại đây số lượng người mắc bệnh trĩ tăng nhanh ở trẻ em.
Vì sao trẻ em lại dễ mắc bệnh trĩ?
*Nguyên nhân khách quan:
Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu ớt, sự liên kết giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó, sức đề kháng yếu, phần xương cùng, trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng nên thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành.
*Nguyên nhân chủ quan:
Thường xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống bất hợp lý với ít chất xơ, uống ít nước và lười nhác vận động. Chính điều này là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ khiến bệnh trĩ “làm phiền” và tiến triển nặng thêm.

Đáng chú ý, nhiều bậc làm cha mẹ khi cho con ngồi bô quá lâu, khiến trẻ sẽ dùng lực và phải nín thở, áp lực vùng bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống gây đau đớn và các búi trĩ bắt đầu xuất hiện, gia tăng kích thước nhanh chóng.
Cần nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ thường không thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt những khó chịu ở vùng hậu môn khi bệnh trĩ “tấn công”. Do đó, cha mẹ nên theo dõi trẻ sát sao hơn để có thể sớm phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ, giúp việc chữa trị trở nên dễ dàng, an toàn và tiết kiệm hơn. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ em điển hình nhất:
1/ Bị táo bón lâu ngày:
Táo bón là nguyên nhân và cũng là dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu trẻ gặp bất thường khi đi tiêu như: Đại tiện khó, phải dùng sức rặn mạnh để tống phân ra ngoài, mặt đỏ bừng và quấy khóc liên tục.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
2/ Chảy máu hậu môn:
Một trong những triệu chứng cảnh báo khá chính xác về bệnh trĩ ở trẻ em và người lớn đó là xuất huyết hậu môn. Lượng máu chảy ra ban đầu có màu đỏ tươi và rất ít, song nếu không quan tâm chữa trị thì dần dần về máu càng chảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn.
3/ Bị sa búi trĩ
Nếu trẻ bị mắc bệnh trĩ ngoại thì ngay khi bệnh mới phát có thể dễ dàng sờ thấy búi trĩ thông qua việc sờ nắn ở khu vực hậu môn, còn bệnh trĩ nội do búi trĩ hình thành ở bên trong hậu môn mà chỉ ở giai đoạn 2 thì bệnh bắt đầu tăng nặng khiến búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn.

Trẻ bị bệnh trĩ cần làm gì?
- Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh trĩ, ba mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh giàu chất xơ và hoa quả tươi, uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
- Tập thói quen đại tiện cho trẻ hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Vệ sinh hậu môn đúng cách, nên rửa bằng nước ấm và lau khô sau khi đại tiện.

- Nếu đại tiện khó, mẹ hãy dùng tay xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồgiúp tăng nhu động ruột, tuần hoàn máu ở cửa hậu môn của bé, tránh được táo bón.
- Mỗi buổi sáng nên dùng một cốc mật ong pha với nước ấm và uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Nếu đã thử áp dụng những cách trên mà triệu chứng bệnh trĩ ở bé không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa chúng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bệnh trĩ cho trẻ tại nhà có thể gây nguy hiểm, kéo dài thời gian chữa trị khiến bệnh nặng và khó chữa hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!