Ở trẻ em, do cấu trúc hậu môn chưa phát triển ổn định cộng với việc không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách nên cũng rất dễ bệnh trĩ. Nếu cha mẹ nhận thấy con trẻ có biểu hiện la khóc, chảy máu, có búi trĩ lòi ra ở hậu môn thì đưa trẻ đi bệnh viện khám ngay vì nhiều khả năng bé đã mắc căn bệnh này. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em để quý phụ huynh sớm nhận biết và có hướng điều trị kịp thời cho con mình.
Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
- Đau ở hậu môn:
Đau rát hậu môn là biểu hiện triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trĩ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng, và sưng tấy cản trở đường di chuyển của phân nên trong lúc đi cầu trẻ thường phải gắng sức rặn mạnh gây đau.
- Quấy khóc:
Trẻ bị trĩ thường hay quấy khóc khó chịu
Quấy khóc là một phản xạ tự nhiên của các bé khi trong cơ thể có bất kì biểu hiện bất thường nào. Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh trĩ, việc khó đi ngoài và bị đau tức khó chịu ở hậu môn sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc, đặc biệt là khi đi ngoài. Cha mẹ cần lưu ý đến điều này để sớm phát hiện ra con mình mắc bệnh.
- Bé đi ngoài ra máu:
Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em đến sớm nhất. Hiện tượng chảy máu khí đi đại tiện thường kèm theo táo bón. Do khối phân cứng và bé phải gắng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài làm trầy xước niêm mạc hậu môn và dẫn đến chảy máu. Máu chảy ra ngoài có thể chỉ nhỏ giọt nhưng đôi khi có thể bắn thành tia nếu như niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương nặng.
- Có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Khi bạn bắt đầu nhận thấy có búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn tức là bệnh trĩ đã bước vào giai đoạn tiến triển mạnh. Ban đầu bé chỉ bị sa búi trĩ sau khi đi cầu và có thể tự co lại được. Tuy nhiên càng về những giai đoạn sau, búi trĩ càng sưng to và thường trực bên ngoài nhiều hơn, phải dùng tay mới đẩy lên được. Điều này khiến bé hết sức khó chịu.
- Sưng tấy và ngứa rát ở hậu môn:
Đây cũng là những dấu hiệu bệnh trĩ không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xảy ra cả ở người lớn cha mẹ cần biết.
Những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh hưởng đến tiến trình phát triển thể chất ở trẻ. Chính vì vậy việc điều trị sớm cho bé là điều cần thiết. Phụ huynh không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu nào ở trên khi nó xảy ra ở con mình.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về nhà bôi hoặc cho bé uống cho con mình dùng vì không phải loại thuốc nào cũng dùng được cho bé. Thậm chí một số loại thuốc chữa bệnh trĩ còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho chính con bạn. Chính vì vậy khi phát hiện con mình bị bệnh cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện khám để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ trĩ, từ đó được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả và an toàn hơn.
Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số loại thuốc bôi ngoài hậu môn hoặc dùng Acetaminophen với liều liều lượng thích hợp để giảm đau. Bên cạnh đó cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ cho trẻ em từ dân gian cùng các biện pháp chăm sóc tại nhà để bé mau lành bệnh.
1. Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc dân gian
- Dùng cây lá bỏng:
Lá bỏng có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, cầm máu , tiêu thũng nên được y học cổ truyền dùng chữa bệnh trĩ cho cả trẻ em và người lớn. Mẹ có thể lấy vài cái lá bỏng đem rửa sạch rồi ngâm qua nước muối pha loãng. Tiếp theo đó đem lá bỏng giã nát và đắp vào hậu môn của bé trong 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Dùng lá thiên lý:
Hái 100g nắm lá thiên lý loại bánh tẻ , rửa sạch và giã nát cùng với 5g muối ăn. Cho thêm khoảng 30ml nước vào hỗn hợp và quậy đều lên, chắt lấy nước lá.
- Điều trị bệnh trĩ cho trẻ em bằng rau diếp cá
Lấy 20g rau diếp cá tươi rửa sạch và đun sôi trong 15 phút. Cho bé xông hậu môn bằng nước lá diếp cá trong 15 phút, khi nước còn hơi âm ấm thì lấy rửa hậu môn. Cần lưu ý chờ cho nước nguội bớt mới cho bé xông không trẻ sẽ rất dễ bị bỏng.
2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh những bài thuốc dân gian ở trên, khi chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Cho trẻ tắm nước ấm: Hàng ngày mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm có nhiệt độ thích hợp. Hơi ấm của nước vừa có tác dụng xoa dịu cơn đau, lại giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó giảm áp lực đè nén lên các tĩnh mạch trĩ. Khi tắm cho bé nên hạn chế các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì nó có thể khiến khu vực hậu môn của bé bị kích ứng.
– Khi đi bé đi vệ sinh nên lau chùi bằng khăn mềm đã được làm ẩm hoặc sử dụng các sản phẩm khăn ướt dành cho bé. Sau đó rửa lại hậu môn sạch sẽ với nước.
– Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày vào một khung giờ nhất định. Thói quen sinh lý này khi được hình thành sẽ giúp bé tránh được tình trạng táo bón và hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ ở trẻ em.
– Bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của bé: Thông thường một chế độ ăn uống thiếu chất xơ được đổ lỗi là nguyên nhân gây ra chứng táo bón cũng như bệnh trĩ. Nếu con bạn bị táo bón thường xuyên, phải rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh thì chế độ ăn uống có thể là thủ phạm. Lúc này hãy thêm nhiều các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn của trẻ, chẳng hạn như trái cây tươi, rau lá màu xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bé không ăn được xác rau củ có thể cho con uống các loại nước ép hay ăn canh cũng rất tốt.
– Cho bé uống nhiều nước: Đảm bảo rằng con bạn phải được uống đủ nước mỗi ngày. Nước có tác dụng làm mềm phân và hoạt động như một chất bôi trơn trong được ruột giúp phân được thải ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
– Nhắc các bé đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu chứ không nên nhịn đi đại tiện. Lý do bởi càng để lâu phân sẽ càng cứng hơn gây khó khăn khi đi ngoài và khiến cho bệnh trĩ thêm tồi tệ.
– Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Lười vận động cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Chính vì vậy trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ nên khuyến khích các bé vận động nhiều hơn, tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời hay chơi những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của bé. Điều này sẽ giúp tăng cường sự trao đổi chất cho cơ thể, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
Trong trường hợp các biện pháp chữa bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà được thực hiện trong vòng 2 tuần mà không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bé bị đi cầu ra máu nghiêm trọng hơn thì tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để con yêu được điều trị một cách khoa học, hiệu quả hơn.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!