“Bé nhà tôi 3 tuổi, vừa đi nhà trẻ được hơn 1 tuần nay. Trước ngày nào bé cũng đi cầu đều đặn vào mỗi buổi sáng, nhưng 2 hôm nay lại không và bé cũng chán ăn hơn bình thường nữa. Liệu đây có phải là dấu hiệu táo bón ở trẻ em không? Làm sao để chắc chắn?…” (Hoàng Thị Bình Nguyên – Gia Lai)
Không chỉ chị Nguyên mà có rất nhiều bà mẹ cùng chung nỗi băn khoăn: Làm sao để biết trẻ bị táo bón để khắc phục kịp thời?
Số lần đi tiêu giảm đã đủ căn cứ để khẳng định bé bị táo bón chưa?
Theo Bs chuyên khoa Tiêu hóa Vũ Ngọc Cẩn: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi là độ tuổi theo thống kê bị táo bón nhiều nhất.
Táo bón ở đa số trẻ có xu hướng trầm trọng thêm, làm tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ,… do rất nhiều bé “giấu bệnh” và các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các thay đổi ở trẻ. Do đó hãy quan sát thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen đi ngoài của trẻ. Căn cứ vào đó các mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con của bạn đang bị táo bón hay không để giải quyết.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em
- Số lần đi cầu giảm:
Sẽ rất tốt nếu đi tiêu đều đặn mỗi ngày vào khung giờ cố định. Tuy nhiên, tùy độ tuổi, do nguồn dinh dưỡng cũng như thói quen mà số lần bài xuất phân ở mỗi trẻ là khác nhau. Nếu giảm thường xuyên so với bình thường thì đây có thể là triệu chứng táo bón. Tuy nhiên căn cứ vào biểu hiện này chưa đủ vì thực tế nếu số lần đại tiện giảm song phân vẫn mềm mại, dễ dàng đào thải ra bên ngoài thì không được coi là táo bón.
- Đại tiện khó khăn:
Một trong những triệu chứng để chắc chắn trẻ có bị táo bón không đó là việc đi tiêu khó khăn. Khi bị táo bón, khuôn phân sẽ rắn chắc, có thể nhỏ như phân dê hoặc to cứng khiến việc đi ngoài đau đớn, trẻ phải dùng sức rặn mạnh để tống phân ra ngoài.
- Đi ngoài ra máu:
Đi cầu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân, cũng không thể loại trừ trường hợp do táo bón gây ra, đặc biệt nếu trẻ có 2 biểu hiện trên. Đi ngoài ra máu khi táo bón thường là máu tươi và ở trên bề mặt phân cứng.
Ngoài ra, dấu hiệu táo bón ở trẻ em còn là tình trạng đau bụng, bụng khó chịu, đầy hơi, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, sợ đại tiện,… – đây cũng là những tác hại do táo bón gây ra.
Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,… cũng cho thấy trẻ bị táo bón
Cũng theo Bs Cẩn: Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, nhưng ở trẻ em căn nguyên có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, hoặc/và các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh hay vấn đề ăn uống – sinh hoạt, thói quen nhịn đại tiện của trẻ,… Do đó, táo bón ở trẻ em đa số là táo bón chức năng, khác với dạng táo bón thực thể (là các bệnh lý) gây ra. Chính vì vậy, nếu trẻ bị táo bón chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ, tập thói quen đi cầu đều đặn,… là có thể giải quyết được. Không nên sử dụng thuốc thụt tháo, thuốc nhuận tràng vì đây chỉ là giải pháp ngắn hạn và nếu lạm dụng sẽ làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ.
***Lời khuyên: Ngoài việc thay đổi thói quen đại tiện thì chị có thấy bất thường nào khác không? Nếu chỉ do 2 ngày không đi cầu mà khẳng định bé nhà mình bị táo bón là không đúng. Chị đừng nên quá lo lắng. Còn nếu bị táo bón hãy bình tĩnh xử trí nhé!
Ba mẹ nên tham khảo thêm:
- Nên cho trẻ ăn gì khi bị táo bón tốt nhất?
- Chia sẻ cách chữa táo bón cho trẻ đơn giản – Bác sĩ khuyên dùng
- Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì và có nguy hiểm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!