Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón cha mẹ đã biết? Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như: Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, hay bị chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ,… Mặt khác, những chất thải nếu không được loại bỏ ra ngoài có thể gây tích tụ phân trong ruột gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh khi hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ gặp các vấn đề về đường ruột, trong đó có táo bón. Với trẻ sơ sinh bú mẹ, nguyên nhân gây táo bón thường do trẻ bú không đủ no, chưa đủ để tạo thành phân; hoặc một số mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý với hàm lượng chất xơ bị thiếu hụt, uống ít nước và có sở thích ăn đồ cay nóng khiến bé bú mẹ cũng bị ảnh hưởng theo.
Ngoài ra, nếu bé phải uống sữa ngoài mà mẹ pha sữa không đúng công thức hay sữa không hợp với bé; dùng kháng sinh; trẻ vận động nhiều khiến cơ thể dễ bị mất nước,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở trẻ.
Do đó, mẹ cần tránh những sai lầm này để phòng táo bón ở trẻ. Nếu trẻ “chẳng may” bị bệnh thì các mẹ cũng cần chú ý quan sát để phát hiện các triệu chứng bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh và chữa trị kịp thời, thông qua những khác thường sau:
4 triệu chứng bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh cần biết
1/ Đi ngoài ít hơn bình thường coi chừng táo bón
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Với trẻ đã uống sữa ngoài thì số lần đại tiện cũng giảm theo.

Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần thì bị táo bón là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bạn nên quan sát trẻ thật kĩ xem có thêm một trong những dấu hiệu khác sau đây hay không.
2/ Chướng bụng khó tiêu có thể táo bón gây ra
Đây là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh khá rõ ràng, bởi thức ăn khó mà được tiêu hóa một cách hoàn toàn nhanh chóng mà ít nhiều đều tồn đọng lại gây đầy bụng, khó tiêu khi bị táo bón.
Bên cạnh đó, lúc này trẻ nhỏ thường có cảm giác chướng bụng đầy hơi, cách nhận biết là dùng tay ấn bụng thấy bụng cứng. Ngoài ra, có thể thấy bé hay bị xì hơi nặng mùi rất khó chịu
3/ Trẻ sơ sinh biếng ăn quấy khóc

Trẻ không còn ngoan ngoãn đùa nghịch như trước khi bị táo bón, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thể lực mệt mỏi nên giấc ngủ không sâu như trước mà thường xuyên quấy khóc, nhất là về đêm, đây là triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất thường gặp nhưng ít ai nghĩ tới.
4/ Đi ngoài khó khăn là triệu chứng bệnh táo bón rõ ràng
Một dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh nữa là trẻ đi ngoài rất khó khăn, việc đại tiện như một “cực hình” với bé. Lúc này phân thường rắn, có dạng xúc xích lổn nhổn hoặc dạng viên như phân dê khó để tống ra ngoài được. Do đó, trẻ phải dùng sức rặn nhiều để đẩy phân ra, khiến mặt đỏ bừng lên, róc ré vì đau rát,… và có thể gây chảy máu hậu môn, là căn nguyên gây ra bệnh trĩ.
Khắc phục hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Để trẻ sơ sinh không bị táo bón, mẹ cần:
- Áp dụng các mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ với các nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà.
- Cho bé tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn đủ để kích thích nhu động ruột.
- Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ: massage theo vòng tròn quanh rốn từ 3-5 phút sau khi cho con bú để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả hơn.
- Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng cách: Ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước và tránh các đồ ăn có nhiều gia vị cay nóng, rượu bia,… và các chất kích thích khác.
- Với trẻ bú sữa ngoài hay bắt đầu ăn dặm cần loại sữa có giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời chú ý đến loại sữa có hàm lượng chất xơ cao giúp làm mềm và tăng thể tích phân, tăng nhu động ruột làm giảm triệu chứng táo bón nhanh chóng.
Nếu mẹ đã thử thực hiện những mẹo chữa táo bón trên nhưng vẫn không thể khắc phục được; hoặc bị táo bón kéo dài trên một tuần, khiến trẻ bị nôn, sụt cân và biếng ăn,.. cần gặp bác sĩ ngay để có cách xử lý nhanh chóng và phù hợp nhất.
Quan trọng hơn hết vẫn là phòng bệnh và nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh để có cách khắc phục kịp thời, tránh những ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!