Thưa bác sĩ, mấy ngày nay tôi cứ lo lắng đứng ngồi không yên vì cứ bị đi cầu ra máu cục liên tục, khi đi ngoài thấy rất đau ở hậu môn. Có phải như vậy tôi đã mắc bệnh gì không ạ? Đi ngoài ra máu cục như vậy có nguy hiểm gì không? Mong sớm nhận được hồi âm từ bác sĩ, Tôi xin cảm ơn!
Độc giả Vân Anh, Sóc Trăng
GIẢI ĐÁP TỪ CHUYÊN GIA:
Bạn Vân Anh thân mến!
Máu cục chính là kết quả từ quá trình đông máu của cơ thể nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng chảy nhiều máu ra bên ngoài khi có sự tổn thương ở mạch máu. Khi được hình thành trong đường tiêu hóa, cục máu đông sẽ bám dính hoặc trộn lẫn vào trong phân và được cơ thể đào thải ra bên ngoài. Hiện tượng này thường là dấu hiệu cảnh báo đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.
Vậy đi cầu ra máu cục là bị gì?
Khi gặp phải hiện tượng này bạn nên đề phòng với các căn bệnh sau:
– Bệnh xuất huyết dạ dày:
Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét nặng và gây chảy máu. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau bụng vùng thượng vị dữ dội, sau đó cơn đau lan ra khắp ổ bụng, người đổ nhiều mồ hôi. Người bệnh nôn ói ra máu hoặc máu cũng có thể đông lại thành cục theo đường tiêu hóa thức ăn ra bên ngoài khiến phân có mùi đen và bốc mùi hôi thối. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.
– Các bệnh lý ở ruột già ( đại tràng):
Bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng hay ung thư đại tràng cũng là những căn bệnh bạn cần đề cao cảnh giác khi bị đi đại tiện ra máu cục. Việc ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, uống nhiều bia rượu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài, ảnh hưởng của xạ trị ung thư… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý ở ruột già. Người bệnh có thể bị đi cầu ra máu cục hoặc máu đỏ tươi kèm theo tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, táo bón, táo lỏng xem kẽ, chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu) và sút cân nhanh khi để bệnh phát triển nặng.
– Đi ngoài ra máu cục do các bệnh lý ở hậu môn trực tràng:
Bệnh trĩ cũng gây đại tiện ra máu cục
Có rất nhiều bệnh lý tại hậu môn trực tràng thường kèm theo biểu hiện bất thường này như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hay nguy hiểm hơn là bệnh ung thư hậu môn trực tràng. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến bệnh trĩ. Khi bị bệnh trĩ nặng, người bệnh thường bị đi ngoài ra máu nhiều, máu có thể bắn thành tia hoặc đông lại thành cục.
>> Thông tin tham khảo thêm: Các triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp nhất
– Bệnh kiết lỵ:
Người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc máu cục, máu thường lẫn với phân và kèm theo nhiều chất nhày. Ngoài ra tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, hay mót rặn, đau ở hậu môn khi đi cầu cũng là những biểu hiện đặc trưng cho thấy bạn đang bị nhiễm lỵ.
Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.
Đi cầu ra máu cục có nguy hiểm không?
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì biểu hiện bất thường này cũng khiến cho bất cứ ai mắc phải cũng đều cảm thấy hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của mình, từ đó ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng đi cầu ra máu cục không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe như:
- Gây mất nhiều máu dẫn đến chứng thiếu máu, cơ thể xanh xao, người gầy yếu, mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe, hệ miễn dịch suy giảm không còn sức đề kháng chống đỡ lại bệnh tật.
- Trong một số trường hợp, tình trạng đi ngoài ra máu bị vón cục còn kèm theo đau rát ở hậu môn và dịch nhầy khiến hậu môn bị ngứa ngáy và dễ bị nhiễm khuẩn…
- Một số bệnh lý gây đại tiện ra máu cục có thể phát triển nặng thêm và biến chứng thành ung thư rất nguy hiểm.
Bị đi cầu ra máu cục phải làm sao?
Do tình trạng đi cầu ra máu cục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn không được chủ quan tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà không qua thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và loại loại đồ ăn có tính mát như dưa hấu, chuối, lê, ngó sen, mè đen, mộc nhĩ trắng, uống nước mã thầy, nước rễ lau… để chống táo bón. Nhờ đó giảm thiểu tối đa những tác động xấu lên tổn thương ở đường tiêu hóa.
- Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Thay vì ăn 3 bữa chính bạn nên chia làm 5-6 bữa nhỏ với số lượng thức ăn ít hơn để giảm thiểu gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Tránh ngồi ở tư thế ép bụng như quỳ. Không đứng lâu, ngồi yên một chỗ trong thời gian dài làm gia tăng sức ép lên khu vực hậu môn trực tràng khiến cho một số căn bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn trở nên trầm trọng hơn.
- Kiêng ăn đồ nóng, các thức ăn dầu mỡ, chất thô nhiều bã khó tiêu và gây cọ sát vào niêm mạc ruột
- Tránh sử dụng một số chất kích thích như rượu , bia, thuốc lá
- Giữ cho tâm trạng luôn thỏi mái. Không nên lo lắng quá nhiều sẽ làm niêm mạc ruột co bóp mạnh khiến máu chảy ra nhiều hơn.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, nhất là sau khi đi vệ sinh để phòng tránh viêm nhiễm ở vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
Chúc bạn mau lành bệnh!
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!