** Hỏi: Tôi bị đi ngoài ra phân có máu đen hình như cũng đã lâu, không biết từ khi nhưng tình cờ phát hiện cách đây khoảng 3 ngày. Liệu đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không? Và tôi phải làm thế nào bây giờ ạ?
Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ!
(Chân Nhân – 45 tuổi, Nghệ An)
**TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:
Chào anh,
Đi ngoài ra máu đen là một hiện tượng khá phổ biến. Căn cứ vào màu sắc của máu khi đại tiện, cùng với các biểu hiện kèm theo có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đi ngoài ra máu là do đâu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nguyên nhân đi ngoài ra máu đen
Cần biết rằng: Máu có thể chảy từ bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa: Từ miệng đến hậu môn và bất kỳ chấn thương hay tổn thương mà gây chảy máu đều có thể dẫn đến việc bài tiết phân có máu. Ngoài ra, máu từ tổn thương mũi họng chảy xuống và được nuốt vào cũng khiến phân có máu.
Nếu máu đỏ tươi có thể lẫn với cục máu đông, đôi khi pha trộn phân: Thường do tổn thương từ đường tiêu hóa thấp hơn, bao gồm đại tràng, trực tràng, hay hậu môn như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn,…

Còn phân đen sệt như là hắc ín và mùi hôi thối: Thường là một triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa trên từ dạ dày, gan mật, thực quản hoặc ruột non. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, mức độ xuất huyết, thời gian máu lưu lại trong đường ruột mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy máu đỏ tươi, đến máu màu đen; hoặc đôi khi khó thấy bằng mắt thường vì chỉ với lượng rất nhỏ máu trong phân: trường hợp này gọi là có máu ẩn trong phân.
Ngoài ra, cách ăn uống chẳng hạn như ăn huyết, tiết canh, cam thảo đen; hoặc dùng thuốc bổ sung sắt, dùng thuốc kháng đông hoặc NSAIDs (ibuprofen, naproxen, diclofenac, aspirin),… cũng khiến đi ngoài ra máu đen.
Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?
Như đã nói, đi ngoài ra máu nói chung và đi cầu ra máu đen nói riêng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh, hoặc các rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm nhiễm hay bệnh ác tính.
Nếu đi cầu ra phân màu đen do xuyết huyết tiêu hóa nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng, điều này phụ thuộc vào căn nguyên gây ra nó, tốc độ cũng như mức độ xuất huyết cùng các biểu hiện kèm theo.

Để xác định nguyên nhân gây đại tiện ra máu có màu đen cần phải thăm khám. Dựa vào bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng để xem mức độ xuất huyết như thế nào (cấp cứu hay chưa), vị trí gợi ý xuất huyết,.., cùng các phương tiện cận lâm sàng sau để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn:
- Xét nghiệm CTM, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu…
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân.
- Siêu âm, chụp cản quang đại tràng và trực tràng, CT-Scan, chụp mạch máu DNS, chụp MRI, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi hậu môn và trực tràng,…
Dựa vào kết quả, sau khi xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chảy máu mà có phác đồ điều trị chứng đi ngoài ra máu đen phù hợp. Đối với mức độ chảy máu nghiêm trọng, người bệnh được yêu cầu nhập viện để theo dõi và xử lý có hiệu quả.
Đối với trường hợp của bạn, bạn chưa mô tả cụ thể triệu chứng đi ngoài ra máu đen có kèm theo dấu hiệu nào khác không nên chúng tôi chưa thể kết luận đó là bệnh gì và có nguy hiểm không. Để tránh những mối nguy hại có thể gây ra đối với sức khỏe, tốt nhất anh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tự chữa trị tại nhà làm kéo dài thời gian, khiến bệnh nặng và khó chữa hơn.
Chúc anh sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!