Triệu chứng đi ngoài ra máu có thể gặp ở bất kì ai, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng với sản phụ, hiện tượng đi ngoài ra máu có gì khác, đi ngoài ra máu sau sinh có nguy hiểm không, đại tiện ra máu sau sinh là bệnh gì? Rất nhiều bà mẹ lo lắng về tình trạng này.
Chị Đặng Thùy Linh – Quảng Nam, có gửi thư về chuyên mục hỏi:
Em vừa sinh em bé cách đây được hơn 1 tuần. Thực sự rất lo vì tình trạng đi ngoài ra máu tươi xảy ra rất thường xuyên. Trong thời gian mang thai tháng cuối em hay bị táo bón, thỉnh thoảng có một chút máu dính ở giấy vệ sinh chứ không nặng như thế này. Hiện tại em vẫn bị đại tiện khó, hay thấy đau rát hậu môn nữa. Liệu đi ngoài ra máu sau sinh có sao không, em phải làm gì bây giờ?
Thắc mắc của bạn đọc Thùy Linh đã được Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa Đặng Văn Cường giải đáp như sau:
Đi ngoài ra máu, tùy từng trường hợp có thể căn cứ vào: Lượng máu nhiều hay ít, màu sắc, tính chất ra sao, có kèm theo biểu hiện nào không, xuất hiện lúc nào,… để chẩn đoán nguyên nhân gây đi cầu ra máu. Với phụ nữ sau sinh, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi cũng do rất nhiều căn nguyên gây ra.
Là tình trạng phổ biến. Liệu đi ngoài ra máu sau sinh có nguy hiểm không?
Theo như mô tả của bạn, đi ngoài ra máu tươi xuất hiện từ lúc mang thai do táo bón và đến nay sau khi sinh vẫn xảy ra, vẫn bị táo bón và còn kèm đau rát hậu môn nữa thì rất đáng quan tâm.
Đi ngoài ra máu sau sinh là bị gì, có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu sau sinh thường do táo bón, dẫn đến nứt kẽ hậu môn và hình thành bệnh trĩ.
Bởi lẽ, phụ nữ sau khi sinh, thông thường sản phụ sẽ phải kiêng cữ thường nhiều thứ như phải nằm, ngồi một chỗ, ít di chuyển, vận động; ăn ít rau, uống nước ít vì sợ làm sữa loãng,… nên rất dễ sinh ra táo bón. Tình trạng táo bón nếu không được khắc phục kịp thời về lâu dài sẽ khiến hậu môn bị nứt rách, dần dà bệnh trĩ có cơ hội để hình thành. Cũng có nhiều trường hợp chị em bị trĩ từ khi mang thai do thai nhi chèn áp trực tràng thì khi sinh, trong lúc “vượt cạn”, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Và việc chăm sóc sức khỏe không đúng cách cũng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Hiện tượng đại tiện ra máu sau khi sinh thường là biểu hiện của bệnh trĩ
Với trường hợp bị trĩ giai đoạn đầu, đặc biệt là trĩ nội thì lượng máu nhìn thấy sau khi đi cầu rất ít. Nhưng nếu bệnh nặng, máu có thể chảy thành giọt hay thành tia khiến lượng máu mất đi rất nhiều. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cảm nhận được sự có mặt của búi trĩ, chúng gây khó chịu cho người bệnh và còn làm nảy sinh các vấn đề khác, như tình trạng viêm da, ngứa hậu môn,…
Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác bởi chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của một số căn bệnh như ung thư trực tràng, polyp đại tràng, u bướu vùng tiểu khung,…
Đi ngoài ra máu dù ở đối tượng nào cũng là vấn đề đáng ngại, đối với phụ nữ sau sinh thì lại càng không nên xem thường. Tình trạng mất máu nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con nhỏ.
Bị đi ngoài ra máu sau sinh phải làm sao?
Nếu biểu hiện đi cầu ra máu mới xảy ra thì đa số các trường hợp là do táo bón, các mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là có thể cải thiện được tình trạng này. Lưu ý: Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể, tăng cường vận động để kích thích nhu động ruột hoạt động và máu được lưu thông tốt hơn. Trường hợp nặng cần thiết phải dùng thuốc để cầm máu, chống viêm nhiễm, giảm sưng đau,…
Thăm khám và chữa trị kịp thời nếu đi cầu ra máu sau sinh. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc
Do đó, tốt nhất sau sinh nếu phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, qua thăm khám bác sĩ sẽ cho kết luận chính xác về nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị chứng đại tiện ra máu an toàn, hiệu quả nhất.
Đừng quá lo lắng, chúng có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và việc chăm sóc con nhỏ.
XEM THÊM NẾU MUỐN BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!