Mắc bệnh táo bón, ngồi nhiều ít vận động, tiêu thụ ít chất xơ và uống ít nước, mang thai,… là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Song ít ai ngờ rằng: Rặn mạnh khi đại tiện hoặc bưng vác vật nặng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, đừng cố rặn hay khiêng nặng kẻo bị bệnh trĩ – bệnh lý vùng hậu môn gây không ít phiền toái đối với sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Không hề xa lạ khi nhắc đến bệnh trĩ, bởi căn bệnh này đang “làm phiền” một bộ phận không nhỏ chúng ta. Đây là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng do sự chèn ép, căng giãn quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, từ đó hình thành nên các búi trĩ.

Không khó nhận biết triệu chứng bệnh trĩ, nếu phát hiện mình gặp phải vấn đề khi đại tiện như đại tiện ra máu tươi hay đau rát hậu môn, xuất hiện búi trĩ lấp ló ở hậu môn thì không nghi ngờ gì nữa bạn đã mắc phải căn bệnh phiền nhiễu này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Nguyên nhân gây bệnh trĩ xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống: quá nhiều chất béo, song lại ít chất xơ và uống ít nước; chế độ sinh hoạt: ngồi hoặc đứng nhiều, ít vận động; mắc bệnh táo bón; mang thai,… Nhưng cần biết rằng: Rặn mạnh khi đại tiện, khiêng vật nặng thường xuyên cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ – điều mà nhiều người chưa nhận thức được.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Vì sao rặn và khiêng nặng gây ra bệnh trĩ?
Không quá khó hiểu khi việc mang vác vật nặng hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện dễ gây ra bệnh trĩ. Hiểu một cách đơn giản:
- Đối với việc rặn mạnh: Ngoài thói xấu khi đại tiện như: dùng điện thoại, đọc báo, nghe nhạc, ngồi lâu khi đại tiện, tư thế đi vệ sinh không đúng cách thì thói quen rặn mạnh cũng dễ dàng gây bệnh trĩ. Bởi lẽ, khi dùng sức rặn để tống phân ra ngoài vô tình khiến các tổ chức mô ở xung quanh vùng hậu môn – trực tràng bị sa xuống, ngày càng giãn rộng. Bên cạnh đó, việc rặn lâu khiến cho quá trình trao đổi máu bị chậm, lưu thông máu tại các tĩnh mạch không tốt cũng dễ dẫn đến hình thành nên bệnh trĩ.

- Đối với việc khiêng vật nặng: Tương tự như thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện, việc lao động quá mức, thường xuyên bưng vác, khiêng nặng quá sức sẽ gây nhiều tác động lên vùng cơ và tĩnh mạch ở hậu môn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Không những thế, nếu đã mắc bệnh trĩ thì hành động rặn sẽ làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn, búi trĩ vốn đã hình thành sẽ lấp ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn, phát triển về kích thước và gây đau đớn hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẹt búi trĩ hoặc hoại tử, ung thư trực tràng,… là những biến chứng mà bệnh nhân bị trĩ phải đối mặt.
Lao động vừa sức và có thói quen đại tiện đúng cách để tránh bị trĩ
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, thì việc đại tiện đúng cách: Tư thế đi ngoài phù hợp, không ngồi lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi cầu và không được rặn mạnh; lao động vừa phải, không cố gồng sức để bưng vật nặng,… cũng là lời khuyên hữu ích mà bản thân mỗi người cần thực hiện để phòng tránh bệnh trĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!