Liệu rằng bệnh trĩ có tự khỏi được nếu không áp dụng cách điều trị nào chính là câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm. Bởi căn bệnh này đang ngày càng gia tăng, trở thành nỗi ám ảnh mỗi lúc đi vệ sinh cho người bệnh, nhưng không phải ai cũng dám nói ra hay đi thăm khám để chữa trị.
Hỏi: Tôi năm nay 33 tuổi, hiện đang là nhân viên lái xe taxi. Cách đây khoảng hơn 1 tháng tôi có đi ngoài rỉ ra máu một vài lần, chủ quan nghĩ là do táo bón gây ra nên không quan tâm. Nhưng thời gian sau triệu chứng này xuất hiện nhiều lần hơn và tôi còn cảm thấy ngứa rát hậu môn khó chịu nữa. Tìm hiểu thông tin thì được biết đây là triệu chứng bệnh trĩ. Xuất hiện ở “vùng kín” nên tôi rất ngại thăm khám bác sĩ. Không biết bị bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần chữa trị gì không?
Xin cám ơn!
(Nguyễn Văn Tiến – Cần Thơ)
*TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Bệnh trĩ (hay lòi dom) là bệnh lý vùng hậu môn, hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Khi mới mắc bệnh trĩ, người bệnh thường chỉ có cảm giác ngứa ngáy hậu môn nhưng về sau sẽ xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn khó chịu và cảm nhận được búi trĩ sưng phồng ở hậu môn.
Theo các thống kê cho thấy: cứ 10 người lại có 5 người mắc, và Việt Nam là quốc gia đứng trong danh sách các nước có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Câu hỏi của bạn, cũng là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhận đang ầm thầm để bệnh tiến triển tại nhà , chỉ vì triệu chứng bệnh trĩ biểu hiện rõ ràng ở hậu môn khiến họ cảm thấy ngại ngùng, giấu bệnh mà không dám đi thăm khám, chữa trị.
Một số người khi mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ cảm nhận được các biểu hiện bệnh trĩ giảm dần và mất đi sau một thời gian ăn uống điều độ, tập luyện đều đặn,…. nên nghĩ rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh trĩ tái phát và nặng thêm là tình trạng chung thường thấy sau một thời gian nếu: ngồi nhiều, ít vận động; uống ít nước, ăn ít rau xanh; căng thẳng,…
Lý giải điều này, các bác sĩ chuyên gia cho biết: Khi mắc bệnh trĩ các tĩnh mạch vùng hậu môn bị tổn thương, xơ hóa sẽ không có khả năng tự phục hồi mà chỉ ngày càng nặng thêm chứ không thể tự khỏi. Lâu dần chúng có thể bị hoại tử gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ, tắc nghẹt trĩ,… và thậm chí là mắc bệnh ung thư trực tràng nếu không áp dụng cách điều trị nào.
Do đó, có thể khẳng định, bệnh trĩ không thể tự khỏi được nếu không áp dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào. Bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám, bởi căn bệnh này nếu được phát hiện và chữa sớm khả năng khỏi hoàn toàn là rất cao.
Việc cần phải làm ngay khi mắc bệnh trĩ
Việc đầu tiên là cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín.
Bị bệnh trĩ, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ ra sao, biểu hiện như thế nào, bị trĩ nội hay trĩ ngoại,…. qua thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
Thông thường, với mức độ bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ chỉ cần áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ, dùng thuốc bôi hay thuốc đặt chữa trĩ thì sau một thời gian ngắn triệu chứng bệnh sẽ lui dần và khỏi hẳn. Với mức độ bệnh trĩ nặng hơn thì các cách điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, lúc này các thủ thuật và phẫu thuật được chỉ định thực hiện.
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị trĩ chỉ có tính chất tạm thời, các búi trĩ hoàn toàn có thể tái phát nếu ăn uống vô độ, sinh hoạt không hợp lý. Song song với việc áp dụng các cách chữa bệnh trĩ thì người bệnh cần:
- Tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày vào khung giờ nhất định.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; uống nước đầy đủ; ăn nhiều rau quả,
- Tăng cường vận động, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
- Vệ sinh tại chỗ bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút giúp người bệnh dịu nhẹ cơm đau, giảm nhiễm trùng, phù nề.
Chúc sức khỏe!
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!