Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây ắt hẳn là điều mà rất nhiều mẹ bầu đang quan tâm và lo lắng khi không may bị căn bệnh này tấn công trong thai kì. Dưới đây là hai trong số rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này chúng tôi nhận được từ độc giả:
Bạn gái có địa chỉ Email truongthuyngoc***@gmail.com có hỏi: Ngay từ khi mang thai được khoảng 28 tuần là em bắt đầu bị táo bón triền miên. Dù cố gắng ăn nhiều rau rồi nhưng tình trạng cũng không cải thiện được là bao. Bữa nọ em còn bị đi ngoài ra cả máu, tá hỏa đi khám thì bác sĩ bảo em bị trĩ nội cấp độ 1. Nghe mà rụng rời chân tay, em lo lắng quá không biết mình bị như vậy có ảnh hướng gì đến con không nữa. Em phải làm thế nào bây giờ? Mong nhận được lời khuyên!
Cùng chung tâm trạng, bạn Mỹ Duyên- Bình Phước chia sẻ: Không hiểu tại sao lúc mang thai em uống nhiều nước với ăn trái cây nữa mà khó đi cầu quá, 2 ngày đi một lần mà lần nào cũng phải rặn mạnh mới đi được. Chính vì vậy mà mỗi lần đi ngoài xong em đều thấy có một cục thịt lòi ở hậu môn lòi hẳn ra ngoài, nhưng sau đó thì nó vẫn tự co lên được. Đem kể chuyện này cho mẹ em nghe thì mẹ mới bảo đúng em bị bệnh trĩ rồi. Bác sĩ có thể cho em biết trường hợp của em bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Có cần phải thuốc thang gì không hay bệnh tự khỏi? Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
Theo các chuyên gia, khi mang thai và đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 chị em có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai là do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng ngày càng phải chịu áp lức lớn do sự phát triển tử cung cũng như em bé trong bụng. Cùng vào đó, trong giai đoạn bầu bí, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ cũng phải tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Điều này khiến cho tĩnh mạch trĩ luôn trong trạng thái căng phồng và rất dễ hình thành búi trĩ.
Ngoài ra các yếu như thay đổi nội tiết tố, stress, căng thẳng, lo âu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển của bệnh trĩ trong thai kì.
Vậy bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi bị bệnh trĩ trong thai kì, điều trước tiên mà bà bầu nào cũng cảm nhận được đó chính là sự phiền toái, khó chịu khi thường xuyên bị các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, đau tức ở hậu môn hoặc đôi khi chảy cả máu khi đi ngoài. Trường hợp bà bầu bị trĩ nặng, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, sưng to và nằm thường trực bên ngoài ống hậu môn mà không tự co lên được khiến cho bà bầu đứng ngồi cũng không yên.
Đặc biệt nếu không có biện pháp ngăn chặn, điều trị bệnh trĩ khi mang thai thích hợp ngay từ đầu thì các triệu chứng trên sẽ ngày càng tăng nặng hơn. Điều này làm cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, lo lắng quá mức khiến cho sức khỏe giảm sút, sự phát triển của đứa con trong bụng cũng bị ảnh hưởng.
Như vậy dù ít hay nhiều thì căn bệnh trĩ cũng có ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên bà bầu hoàn toàn có thể tránh được những phiền phức do căn bệnh này mang lại nếu như biết cách xử lý thích hợp khi bị bệnh.
Lời khuyên từ chuyên gia:
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ khi mang thai là điều tối kị, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau hay thuốc co thắt mạch…có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với em bé trong bụng. Tuy nhiên một số giải pháp tự nhiên lại tỏ ra khá hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai. Bà bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh trĩ an toàn tại nhà dưới đây:
- Tắm bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm với nhiệt độ thích hợp có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm ứ trệ khí huyết ở khu vực hậu môn trực tràng, nhờ đó bệnh trĩ cũng thuyên giảm. Bà bầu được khuyên ngâm mình trong nước ấm 5-10 phút trước khi tắm và không nên sử dụng xà bông có tính tẩy mạnh vì nó có thể khiến vùng hậu môn bị kích ứng.
Bà bầu bị trĩ không nên ngồi lâu một chỗ
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu: Lý do bởi khi ngồi áp lực sẽ đè nặng lên tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng khiến búi trĩ phát triển to hơn. Chính vì vậy bà bầu không nên ngồi quá lâu một chỗ, hãy đứng lên đi lại một chút sau 1-2 tiếng ngồi liên tục để khí huyết không bị ứ trệ.
- Sử dụng thuốc bôi trĩ: Một số loại thuốc bôi chữa bệnh trĩ có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Chúng chỉ có tác dụng tại chỗ nên không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị trĩ nặng, bà bầu có thể yêu cầu bác sĩ kê cho loại thuốc này và hướng dẫn cách sử dụng cụ thể.
- Cần nhớ rằng táo bón là một trong những yếu thục đẩy bệnh trĩ trong thai kì. Để ngăn ngừa táo bón và phòng chống bệnh trĩ bà bầu hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và hoa quả để bổ sung chất xơ, uống nhiều nước tích cực vận động hơn.
Những chia sẻ trên đây đã giúp các bà bầu không còn phải băn khoan về việc bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không cũng như biết cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai an toàn , hiệu quả. Chúc các chị luôn khỏe mạnh!
BẠN CẦN BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!