Chào chuyên mục, vừa mới mấy ngày trước thôi tôi có tới bệnh viện quận khám ở Khoa hậu môn trực tràng thì được chuẩn đoán mắc bệnh trĩ nội độ 1. Tôi thấy có người đi khám cùng với tôi người thì cũng bị trĩ nội nhưng độ 3, độ 4 nhưng cũng có nhiều người thì lại bị bệnh trĩ ngoại. Xin hỏi bác sĩ sao cùng một loại bệnh mà lại có tên gọi khác nhau vậy ạ. Giữa bệnh trĩ nội và ngoại thì bệnh nào nặng hơn?
( thanhtong***@gmail.com)
Chia sẻ từ bác sĩ Đặng Minh Tâm – Chuyên khoa Hậu môn trực tràng bệnh viện Chợ Rẫy:
Bạn thân mến!
Bệnh trĩ hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi rom là căn bệnh được tạo thành do có sự phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm xung quanh đường ống hậu môn. Đây là một căn bệnh mọi đối tượng có thể mắc phải và đang ngày càng gia tăng mạnh do thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc do tình trạng béo phì làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ…
Căn bệnh này được chia làm 3 loại chính là bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó các loại trĩ nội, trĩ ngoại là hai dạng phổ biến nhất. Khi mới được chuẩn đoán mắc bệnh, có khá nhiều bệnh nhân băn khoăn về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cũng như sự khác biệt giữa 2 dạng bệnh trĩ này. Liên quan đến thắc mắc này chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Giữ trĩ nội và ngoại bệnh nào nặng hơn?
Về cơ bản, trĩ nội và trĩ ngoại đều là những căn bệnh nguy hiểm ở hậu môn trực tràng bởi nếu không được điều trị sớm các búi trĩ sẽ ngày càng sưng to và gây đau đớn, khó chịu và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tuổi thọ. Chính vì vậy , trên lý thuyết chúng ta không thể so sánh được giữa trĩ nội và ngoại bệnh nào nặng hơn và bệnh nào nhẹ hơn được. Hơn nữa để đánh giá được mức độ nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra cho bệnh nhân còn phải căn cứ vào giai đoạn bệnh mà người đó mắc phải nữa.
Dưới đây là tóm tắt về đặc điểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại giúp bạn nhận biết và phân biệt được hai dạng bệnh này:
1. Đặc điểm của bệnh trĩ nội
– Búi trĩ được hình thành bên trên đường lược và phía cuối của ống trực tràng.
– Bề mặt của búi trĩ cũng chính là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
– Không chứa dây thần kinh cảm giác nên thường bệnh nhân bị trĩ ngoại sẽ không có cảm giác đau mỗi khi đi ngoài. Từ đó khó phát hiện ra bệnh hơn.
– Diễn tiến của bệnh được chia làm 4 độ đi từ giai đoạn nhẹ đến nặng như sau:
- Độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chảy máu là dấu hiệu đến sớm nhất. Ngoài ra hầu như chưa thấy bất kì biểu hiện nào khác
- Độ 2: Búi trĩ sưng to hơn và sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện, tuy nhiên sau đó nó có thể tự co lên được
- Độ 3: Búi trĩ cũng sa ra ngoài khi đi cầu nhưng phải dùng tay đẩy mới co vào trong hậu môn được
- Độ 4: Búi trĩ sa hẳn sa xuống và nằm thường trực bên ngoài nên dễ bị thắt nghẹt, nhiễm khuẩn và hoại tử.
2. Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại
– Búi trĩ hình thành bên dưới đường lược nên có thể dễ dàng phát hiện ra khi quan sát bằng mắt thường.
– Gây đau và khó chịu do khu vực búi trĩ hình thành chứa nhiều dây thần kinh cảm giác
– Bề mặt búi trĩ chính là lớp biểu mô lát tầng
– Bệnh trĩ ngoại được nhận biết qua các giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn 1: Búi trĩ xuất hiện ngay ngoài hậu môn, kích thước nhỏ cỡ bằng hạt đậu hoặc hạt ngô
- Giai đoạn 2: Búi trĩ ngoại phát triển thành các đám rối nằm ngoằn nghèo bên ngoài hậu môn
- Giai đoạn 3: Búi trĩ bị tắc mạch và gây chảy máu, đau đớn khi không được điều trị tốt
- Giai đoạn 4: Búi trĩ tiết nhiều dịch nên dễ gây viêm nhiễm và ngứa ngáy ngoài hậu môn. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
Qua những thông tin trên bạn đã phần nào nhận biết được thế nào là bệnh trĩ nội và ngoại cũng như nắm rõ được tính chất nguy hiểm của chúng. Trường hợp của bạn đang bị bệnh trĩ nội độ 1 nên còn khá nhẹ và rất dễ chữa. Chính vì vậy bạn nên tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay từ bây giờ để tránh được những biến chứng phức tạp do căn bệnh này mang lại.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
em bi tri noi o muc do 4 ma em co bau duoc ba thang roi bac si cho em loi khuyen
E bị trĩ nội độ 2 e muốn đi cắt, vì hay đi ra máu rất đau.xin bác sỹ cho e lời khuyên a. E xin cám ơn
Mong bác sỹ tư vấn cho mình biết trong trường hợp bị cả trĩ nội và trĩ ngoại thì phải làm sao ạ? Hiện tại mình rất hoang mang không biết làm thế nào. Cám ơn bác sỹ!!!
Chia sẻ voi mọi người là mình uống thuốc nam của bác sĩ Hương ở hà nội khỏi, mọi người có thể thử xem. BÁc sĩ chuyên điều trị về bệnh trĩ. Địa chỉ bác sĩ ở số 3a ngách 6/30 đội nhân, ba đình, hà nội. Nên gọi điện hẹn trước nhé, sdt 0942 138383. Thuốc hơi đắt nhưng mình thấy dễ uống và quan trọng là thấy tác dụng tốt, trước đây mình đã thử chữa vài chỗ rồi nhưng không khỏi.