Bệnh nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn bị tổn thương, thường do sang chấn từ việc rặn mạnh khi đại tiện. Đây là bệnh thường gặp, liệu bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
*Hỏi: Con trai tôi năm nay 14 tuổi. Hai tháng gần đây vợ chồng tôi đi công tác xa nên không quan tâm đến cháu được. Tuần vừa rồi về nhà, tôi quan sát thấy cháu thường xuyên ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Hỏi thì cháu không trả lời, về sau gặng hỏi thì được biết cháu bị táo bón đã hơn 1 tháng nay, phân cứng và rắn chắc khiến mỗi lần đi vệ sinh cháu phải rặn mạnh và đôi khi tứa máu tươi. Sợ cháu mắc bệnh trĩ nên tôi bảo cháu kiểm tả hậu môn xem có sự xuất hiện của búi trĩ không thì không có. Tôi nghĩ chắc cháu bị nứt kẽ hậu môn rồi. Lo quá bác sĩ ạ, không biết bị nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm gì không và tôi phải khắc phục bằng cách nào?
Xin cảm ơn!
(nguyen.an***@gmail.com)
*TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng phổ biến, mọi độ tuổi đều có thể gặp phải. Bệnh xuất hiện do niêm mạc hậu môn bị tổn thương, thường do sang chấn do thói quen rặn mạnh khi đại tiện gây ra các vết nứt rách nhỏ theo chiều dọc.

Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng như: Cảm giác đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài sau đó một thời gian ngắn; ở hậu môn xuất hiện các vết nứt có độ dài khoảng 1cm; chảy máu với lượng nhỏ; niêm mạc hậu môn sưng tấy; có thể chảy dịch; kèm theo đó là ngứa ngáy hậu môn, hoặc tiểu buốt, tiểu rắt,…
Như mô tả của bạn có thể chẩn đoán cháu bị nứt kẽ hậu môn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp với các vết nứt mới hình thành và tình trạng nhẹ thì bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau đó vài ngày. Tuy nhiên, khả năng lành bệnh không cao nhất là đối với trường hợp bị táo bón lâu ngày khiến các vết nứt cũ chưa lành thì các vết nứt mới lại hình thành. Lúc này người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều mối nguy hại như:
- Ảnh hưởng đến toàn thân: Cảm giác đau đớn sau khi đại tiện, chảy máu hậu môn và ngứa ngáy,… do triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, sợ hãi dần hình thành thói quen nhịn đại tiện. Dĩ nhiên khi phân không được đào thải ra ngoài thì cơ thể có thể bị nhiễm độc và sức khỏe giảm sút.
- Gây thiếu máu: Nếu lượng máu chảy ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu với vô số các tác hại.

- Nhiễm trùng hậu môn: Vốn là khu vực chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, khi niêm mạc hậu môn bị tổn thương thì chúng có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm hậu môn.
- Nhiễm trùng máu: Đây cũng là một hậu quả do bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra khi không được điều trị kịp thời và triệt để. Chúng có thể đe dọa đến tính mạng con người cần thận trọng.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Bệnh trĩ, áp xe hậu môn, rò hậu môn, polyp hậu môn.
Bị nứt kẽ hậu môn cần làm gì?
Bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi hậu môn để chữa trị nếu ở trường hợp bệnh nhẹ; nặng hơn thì cần kết hợp dùng thuốc đặt hậu môn, kháng sinh dạng uống, thuốc nhuận tràng,… để giải quyết triệu chứng táo bón và ngăn ngừa các viêm nhiễm tại khu vực này.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh các thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ; tăng cường vận động; đại tiện hàng ngày đúng cách,… cũng là những lời khuyên bác sĩ đưa ra nhằm hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn và phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: Việc dùng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn không được thực hiện một cách tùy tiện bởi chúng có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Bởi vậy, tốt nhất là ngay khi phát hiện biểu hiện nứt kẽ hậu môn thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bệnh phù hợp.
Chúc cháu nhanh chóng khỏi bệnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!