Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi cầu ra máu, và trong từng trường hợp với màu máu thế nào, lượng nhiều hay ít và có kèm triệu chứng gì không mà có cách khắc phục khác nhau. Hướng dẫn cách xử lý khi thấy trẻ đi ngoài ra máu đúng cách, giải quyết nhanh gọn và an toàn biểu hiện thường gặp này.

Gặp phải triệu chứng đại tiện ra máu ở trẻ đa số các ông bố bà mẹ sốt sắng tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, đi tiêu ra máu ở trẻ là dấu hiệu thường gặp và thường xuất phát từ chế độ ăn uống bất hợp lý với lượng chất béo và chất đạm quá nhiều song lại thiếu hụt chất xơ gây ra bệnh táo bón khiến việc đại tiện khó khăn và có lẫn máu ở phân. Nhưng cũng không thể loại trừ một số bệnh lý khác như: bệnh kiết lị, bệnh lồng ruột, bệnh trĩ,… phức tạp hơn, chữa trị khó khăn hơn.
Do vậy hãy thật bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và có cách giải quyết đúng cách khi bé yêu nhà bạn gặp phải rắc rối khi đại tiện này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Xác định đúng nguyên nhân và xử lý đúng cách khi trẻ đi ngoài ra máu
1/ Đi ngoài ra máu do bệnh táo bón
- Biểu hiện: Số lần đại tiện giảm hẳn; phân rắn chắc cọ xát làm tổn thương hậu môn gây chảy máu; trẻ phải dùng sức rặn mỗi lần đại tiện; trẻ né tránh việc đại tiện,…

- Cách xử lý: Với trẻ bú mẹ thì bản thân mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống với lượng chất xơ nhiều hơn, tránh thức ăn cay nóng; với trẻ lớn hơn nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và có tính nhuận tràng, hướng dẫn trẻ xoa bụng để kích thích nhu động ruột, cho trẻ chạy nhảy nô đùa nhiều hơn.
2/ Nếu là triệu chứng bệnh trĩ
- Biểu hiện: Đi cầu ra máu; đại tiện khó khăn và có chảy máu tươi; có búi trĩ thập thò sau mỗi lần đi ngoài; hay ngứa ngáy hậu môn.
- Cách xử lý: Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học dành cho người mắc bệnh trĩ và trị táo bón dứt điểm cho trẻ. Nếu bị trĩ nặng hơn cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển nặng khó chữa hơn.
3/ Do bệnh kiết lị

- Biểu hiện: Hay bị đau bụng; mỗi lần đại tiện thường rất khó khăn; phân có lẫn đờm nhớt và máu; có thể có sốt.
- Cách xử lý: Bệnh kiết lị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm ruột thừa amip,… nếu không can thiệp chữa trị sớm. Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu trên không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ khám chữa càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tự chữa cho bé tại nhà.
4/ Là do sốt thương hàn
- Biểu hiện: Trẻ đau bụng; rối loạn tiêu hóa; nôn mửa và đi cầu ra máu (máu có màu đen hoặc ngả xám, cũng có thể đỏ tươi); sốt tăng dần; chảy máu cam,…
- Cách xử lý: Bù nước đã mất bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đồng thời đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
5/ Do việc dùng sữa
- Biểu hiện: Ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhũ nhi thường có hiện tượng dung nạp protein của sữa bò hoặc sữa đậu nành, sữa công thức, lúc này sẽ thấy trẻ nôn ói; tiêu chảy; đi ngoài lẫn máu.

- Cách xử lý: Kiêng loại sữa trẻ đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn cho trẻ loại sữa phù hợp nhất.
6/ Là bệnh lồng ruột
- Biểu hiện: Trẻ đang khỏe mạnh bỗng đau bụng dữ dội từng cơn; buồn nôn và nôn; đại tiện lẫn máu và có đờm nhớt.
- Cách xử lý: Đưa trẻ cấp cứu ngay để tháo các đoạn ruột bị lồng, tránh chậm trễ.
Trên đây là những gợi ý về cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu mà các ông bố bà mẹ có thể tham khảo. Đi ngoài ra máu có thể nguy hiểm hoặc không, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe bé yêu hãy đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đi tiêu ra máu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!