Rất nhiều người bán tin bán nghi thắc mắc: Bệnh trĩ có di truyền không. Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định “bệnh trĩ KHÔNG di truyền”. Đây là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể phòng tránh được.

* Hỏi:
Tôi có ý định kết hôn vào cuối năm nay, nhưng mấy hôm trước vợ chưa cưới của tôi “thú nhận” rằng cô ấy mắc bệnh trĩ. Được biết, bố vợ tương lai của tôi cũng mắc bệnh trĩ và đã phẫu thuật cách đây hơn 1 năm nhưng vừa rồi lại tái phát rất khổ sở. Không biết bệnh trĩ có di truyền không? Tôi sợ cưới cô ấy rồi mai này lại di truyền bệnh trĩ cho con thì khổ lắm. Không biết thật hư thế nào vậy bác sĩ?
Tôi xin cảm ơn!
(Phan Ngọc Tài – 27 tuổi, Nghệ An)
* TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Một trong những bệnh lý vùng hậu môn thường gặp, nguy hiểm và khó điều trị nhất là bệnh trĩ. Ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh nếu không biết cách phòng ngừa.
Bệnh trĩ có di truyền không – chuyên gia giải đáp
Trước khi khẳng định bệnh trĩ có di truyền hay không, bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Nắm được nguyên nhân gây bệnh chính là cách tốt nhất để trả lời cho câu hỏi này.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ, bao gồm:
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Căng thẳng khi đi vệ sinh.
- Kéo dài thời gian đi vệ sinh.
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính.
- Ngồi nhiều, lười vận động.
- Béo phì.
- Mang thai.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Như vậy, bạn có thể thấy bệnh trĩ hoàn toàn không phải là do di truyền. Bạn không cần lo lắng quá mà hãy tập trung vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn thân.
Cũng theo bác sĩ Dương Phước Hưng, trưởng khoa Hậu môn trực tràng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thì những người có bệnh mất van tĩnh mạch có thể di truyền nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm khi gặp và nó không thể gây ra bệnh trĩ nếu không có các tác nhân khác.
Tóm lại, chúng tôi có thể khẳng định bệnh trĩ hoàn toàn không di truyền. Thay vì lo lắng thì bạn có thể tìm hiểu một số cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Bên cạnh các cách thiên nhiên hoặc thuốc điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Giải thích tại sao trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh trĩ?
Một số gia đình thường có nhiều người cùng mắc trĩ, do đó ai cũng “võ đoán” cho rằng: Bệnh trĩ di truyền. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định chắc chắn: Bệnh trĩ không di truyền, chúng chỉ mang tính chất gia đình.

- Điều đó có nghĩa là: Nếu nhiều thành viên trong cùng một gia đình mắc trĩ thì nguyên do chính là họ có chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau. Khẩu phần ăn với quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng nhưng lại quên đi việc bổ sung chất xơ có thể gây ra táo bón. Mà chính táo bón lại chính là nguyên nhân gây trĩ.
- Các bác sĩ cũng cho biết thêm: Bệnh trĩ có thể do di truyền khi trong gia đình có bố mẹ bị mắc bệnh mất van tĩnh mạch (một căn bệnh di truyền), vì vậy con cái cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, không chỉ bị trĩ mà khi mắc bệnh này thì người bệnh sẽ có nguy có mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn trĩ như: giãn tĩnh mạch chân, tay và nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
*Lời khuyên: Bạn không nên quá lo lắng và ngờ vực như vậy, bởi bình thường bệnh trĩ không di truyền. Chỉ khi vợ bạn mắc bệnh mất van tĩnh mạch thì mới có khả năng di truyền cho con. Do vậy, khuyên vợ bạn đi khám và xét nghiệm là cách tốt nhất để biết chắc chắn câu trả lời.
Cách để phòng ngừa bệnh trĩ
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bênh trĩ là làm cho phân của bạn mềm mại. Điều này giúp chung di chuyển dễ dàng hơn trong ruột và đi ra bên ngoài cơ thể.
Để ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả, hãy làm theo các điều sau:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này làm mềm phân và tăng khối lượng của nó và sẽ giúp bạn tránh sự căng thẳng có thể gây ra bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước: Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp giữ phân mềm mại.
- Đừng căng thẳng: Căng thẳng tạo ra áp lực lớn hơn trong các tĩnh mạch ở trực tràng dưới. Điều này làm phân khó khăn khi di chuyển trong ruột, lâu dài sẽ tạo ra bệnh trĩ.
- Đi đại tiện ngay khi bạn muốn: Nếu bạn nhịn khi muốn đi đại tiện, phân của bạn có thể trở nên khô và khó hơn để vượt qua.
- Tập thể dục. Duy trì hoạt động để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân quá mức có thể góp phần điều trị bệnh trĩ của bạn.
- Tránh ngồi quá lâu: Ngồi lâu, đặc biệt là trong nhà vệ sinh có thể làm tăng áp lực lên hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
Rõ ràng bệnh trĩ là không di truyền và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh trĩ, bạn có thể viết ra ở ngay dưới phần comment của bài viết này.
Chúc bạn sức khỏe!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!